Dự án hydro xanh lớn nhất thế giới sẽ sản xuất nhiên liệu tên lửa sạch cho Elon Musk
Công ty khởi nghiệp Green Hydrogen International (GHI) của Hoa Kỳ vừa công bố một dự án H2 tái tạo 60GW tại một khu vực dân cư thưa thớt ở Nam Texas, được cung cấp năng lượng bằng gió và mặt trời, có hầm chứa muối riêng. Dự án này dự kiến sẽ sản xuất nhiên liệu tên lửa sạch cho SpaceX của tỷ phú Elon Musk.
Dự án nằm ở quận Duval,sẽ sản xuất hơn 2,5 triệu tấn hydro xanh mỗi năm sau khi hoàn thành, tương đương với khoảng 3,5% sản lượng hydro xám toàn cầu hiện nay.
Mô hình dự án Hydrogen City |
Dự án sẽ xoay quanh một cơ sở lưu trữ hydro trong Piedras Pintas Salt Dome, với các đường ống dẫn đến các thành phố cảng Corpus Christi và Brownsville ở biên giới Mexico, nơi đặt trụ sở của SpaceX’s Starbase.
“Công ty đang xem xét việc kết hợp hydro với CO2 tại cảng Brownsville để tạo ra nhiên liệu tên lửa mêtan xanh cho các hoạt động phóng ở Nam Texas”, GHI cho biết trong một tuyên bố.
SpaceX hiện đang phát triển một loại động cơ tên lửa mới có tên SpaceX Raptor sẽ sử dụng khí mêtan và oxy lỏng cyrogenic, thay vì nhiên liệu dựa trên dầu hỏa như hiện nay.
Giai đoạn 2GW đầu tiên của Hydrogen City sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2026, với 2 hầm chứa muối.
GHI cho biết: “Việc tiếp cận hầm chứa muối rất quan trọng đối với việc mở rộng quy mô sản xuất hydro xanh vì nó cho phép sử dụng tối đa các chất điện phân và đóng vai trò như một bộ đệm giữa sản xuất gió và mặt trời biến đổi và cung cấp hydro xanh cuối cùng cho khách hàng”.
GHI có trụ sở tại Texas - được thành lập vào năm 2019 bởi nhà phát triển năng lượng tái tạo giàu kinh nghiệm Brian Maxwell - cho biết họ có thể tạo ra hơn 50 hang chứa hydro trong vòm muối, “cung cấp năng lượng lưu trữ lên đến 6TWh và biến mái vòm thành một trung tâm lưu trữ hydro xanh chính, tương tự như vai trò của Henry Hub trong thị trường khí đốt tự nhiên”.
GHI cho biết họ đang khám phá một số mục đích sử dụng cuối có thể có đối với hydro của mình, bao gồm: Nhiên liệu tên lửa bền vững; nhiên liệu hàng không sạch; amoniac xanh để sản xuất phân bón, hoặc xuất khẩu sang châu Á; bên cạnh đó, còn có thể thay thế cho khí tự nhiên trong các nhà máy điện.
CEO Brian Maxwell nói: “Chúng tôi thấy Hydrogen City trở thành một trong những trung tâm sản xuất H2 lớn nhất trên thế giới, cung cấp cho nhiều khách hàng khác nhau nhiên liệu H2 sạch 100%.
Thành viên hội đồng quản trị GHI, Andy Steinhubl cho biết thêm: “Hydrogen City là một dự án có vị trí hoàn hảo gần các nguồn tài nguyên tái tạo chi phí thấp, nhiều đất sẵn có, các vòm muối và gần cảng năng lượng lớn Corpus Christi. Nó sẽ là công ty dẫn đầu về chi phí thế giới và định vị GHI để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng về hydro xanh".
Trong khi Hydrogen City chủ yếu được cung cấp năng lượng từ các trang trại năng lượng mặt trời và gió tại địa phương, GHI cho biết thêm rằng họ có kế hoạch thu hút “năng lượng tái tạo bổ sung… từ lưới điện địa phương trong thời gian giá thấp”.
Dự án hydro xanh đơn lẻ lớn nhất được công bố cho đến nay là Trung tâm Năng lượng xanh Western ở Tây Úc, sẽ được cung cấp bởi 50GW gió và mặt trời. Một cơ sở dự kiến 30GW ở Kazakhstan, được cung cấp bởi 45GW gió và năng lượng mặt trời cũng đã được công bố. Ngoài ra còn có một dự án tên là HyDeal Ambition có công suất lên đến 67GW tại nhiều địa điểm trên khắp Tây Ban Nha, Pháp và Đức.
PV
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí