Đông Timor kêu gọi Trung Quốc đầu tư vào dự án khí đốt lớn
Cụ thể, ông Jose Ramos-Horta cho biết, Trung Quốc có thể tham gia vào dự án khai thác mỏ dầu khí Greater Sunrise, được phát hiện vào năm 1974. Ông trấn an rằng đây chỉ là một hoạt động đầu tư vào đường ống dẫn dầu, không hề có tác động gì đến an ninh hàng hải.
Theo đó, một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thể tham gia vào dự án, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhờ có vị trí nằm trong vùng biển giữa Đông Timor và Úc, dự án này từ lâu đã được xem như một cơ hội hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, hoạt động thăm dò đã bị đình trệ trong vài năm do tranh chấp về ranh giới hàng hải và quyết định xây dựng hệ thống tinh chế dầu tại Úc hay Đông Timor. Canberra có thể sẽ phản đối việc Trung Quốc tham gia vào cơ sở hạ tầng chiến lược gần với biên giới của Úc.
Úc đã lo ngại về việc Trung Quốc nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là tại Đông Timor. Đất nước này chỉ mới giành được độc lập vào năm 2002 và cách Úc vài trăm kilômét về phía bắc. Hơn nữa, Trung Quốc đã xây dựng nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và tòa nhà bộ ngoại giao cho Đông Timor.
Mặt khác, các mỏ nhiên liệu hóa thạch hiện có ở Đông Timor sẽ sớm cạn kiệt, gây thắt chặt ngân sách và đẩy Đông Timor vào nguy cơ “bờ vực tài chính” (fiscal cliff).
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Úc Penny Wong cảnh báo về những rủi ro của mối quan hệ “ngoại giao bẫy nợ”, một thuật ngữ dùng để chỉ chiến lược đầu tư của Trung Quốc vào các nước như Sri Lanka và Campuchia.
Nga tính mở thêm đường ống bán khí đốt cho Trung Quốc |
Mỹ muốn "lôi kéo" Trung Quốc và Ấn Độ tham gia kế hoạch giới hạn giá dầu Nga |
Ngọc Duyên
AFP
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11