Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tốt nghiệp THPT 2014:

Đổi mới nhưng không làm khó thí sinh

10:43 | 01/06/2014

416 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đề thi ngoài việc đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính sư phạm, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi, không gây khó cho học sinh. Đề thi sẽ được ra vừa sức với những gì học sinh được học ở chương trình phổ thông.

Lãnh đạo Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, nội dung đề thi tốt nghiệp nằm trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu lớp 12 trung học phổ thông (THPT). Đề thi kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học.

Đối với môn thi ngoại ngữ, điểm mới năm nay là ngoài phần thi trắc nghiệm có phần thi viết. Theo lãnh đạo Cục Khảo thí, tỷ lệ phần thi viết của môn ngoại ngữ sẽ chiếm không quá 25 - 30% trong đề thi.

Về chấm thi môn ngoại ngữ, phần trắc nghiệm chấm tự động bằng máy và theo quy chế chấm bài thi trắc nghiệm; phần viết được chấm như chấm bài thi tự luận. Dựa trên tỷ lệ điểm của phần thi viết so với điểm toàn bài, theo thang điểm 10 để xác định các mức điểm tương ứng.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phần thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ, các Sở GD-ĐT gửi về Bộ GD-ĐT để chấm bằng máy, còn phần thi viết thì các sở GD-ĐT sẽ chấm như đối với các bài thi tự luận khác.

Đối với môn thi Ngữ văn, trước chủ trương đổi mới cách ra đề thi của Bộ GD-ĐT, đặc biệt là đề thi môn văn, nhiều học sinh giáo viên bày tỏ sự hoang mang, lo lắng trước những thay đổi cơ bản trong phương pháp ra đề. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định: “Theo tôi thì các thầy cô, các em không phải lo lắng. Bộ chủ trương ra đề theo hướng giảm học vẹt, học tủ, học thuộc lòng một cách máy móc không cần thiết”.

Cụ thể, đề thi môn văn sẽ thêm phần đọc hiểu. Nội dung này chiếm khoảng 30% của một đề thi, dung lượng thời gian làm bài 120 phút, nhưng Bộ không đóng khung một tỷ lệ cứng nhắc. Cụ thể như thế nào sẽ do hội đồng đề quyết định. Phần đọc hiểu tuy mới mẻ nhưng các em không lo vì độ khó của các văn bản đưa vào đề sẽ tương đương với yêu cầu của các văn bản được đưa vào dạy trong nhà trường…

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT phân tích: "Có văn bản khó, có văn bản dễ chứ không phải văn bản nào cũng khó. Với mức độ yêu cầu của một đề thi tốt nghiệp và là năm đầu tiên đổi mới, giám khảo sẽ chọn những văn bản vừa sức với hầu hết học sinh. Là một kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT, chắc chắn sẽ không có chuyện đưa vào đề thi văn bản mang tính đánh đố học sinh, học sinh đọc mà không thể hiểu được".

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định: “Một mặt thì chúng ta nói rằng không ra đề theo kiểu đánh đố học sinh, một mặt thì cũng thống nhất thi cử là phải có áp lực và học sinh phải thể hiện được sự cố gắng và nghiêm túc của mình trong học tập. Tất nhiên đã thi là phải có áp lực chứ không thể nói thi không có áp lực. Chỉ có điều áp lực ở mức độ nào! Bộ đảm bảo sẽ ra đề không đánh đố, không quá tải về mặt thời gian làm bài và không quá sức với mặt bằng chung khả năng của học sinh học hết chương trình lớp 12. Học sinh có học lực trung bình, nghiêm túc và tập trung làm bài thi là có thể đủ điểm đỗ tốt nghiệp. Điều đó đã được chứng minh qua kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm”.

Khánh An