Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT công ty Vinamit:

Doanh nghiệp Việt chậm trong tư duy chiến lược

07:03 | 20/08/2013

1,194 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm kiếm được cơ hội phát triển nhờ sự thay đổi tư duy và hoạch định lại chiến lược kinh doanh. PetroTimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch HĐQT công ty Vinamit xung quanh vấn đề này.

PV: Xin ông cho biết bí quyết nào để Vinamit vẫn vững vàng phát triển trong bối khó khăn chung của nền kinh tế như thời gian qua?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Có thể nói, kinh tế khó khăn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chìm trong bão. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải chèo chống vượt qua bão như thế nào. Những khó khăn hiện vẫn còn đeo đuổi doanh nghiệp chứng tỏ cơn bão vẫn chưa đi qua. Để có thể vượt bão này thì doanh nghiệp cần có tư duy phù hợp. Với Vinamit đơn giản là chúng tôi đã có tư duy nhanh nhạy và đúng đắn trong mọi thời điểm nên dù có gặp bão lớ và kéo dài đến đâu thì chúng tôi cũng không bị ảnh hưởng như những doanh nghiệp khác. 

//cdn-petrotimes.mastercms.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/082013/19/17/FBF9_130809_PQB_1473.jpg

Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch HĐQT công ty Vinamit

PV: Vậy có phải tư duy hợp lý là chiến lược giúp Vinamit phát triển không thưa ông?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Có thể nói như vậy. Bởi tư duy hợp lý là chuỗi nhìn nhận đánh giá và đưa ra mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn. Nếu doanh nghiệp có tư duy hợp lý thì dù bão có mạnh đến đâu cũng có thể vượt qua. Nhiều người vẫn cho rằng, đã khó khăn rồi thì còn gì để tư duy, đấy là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm, vì càng những lúc khó khăn chúng ta cần phải bình tĩnh để nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn nhất quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ đó mới có thể đưa ra hướng đi tiếp theo.

PV: Vậy Vinamit đã tư duy như thế nào trong chiến lược phát triển và vượt bão của mình thưa ông?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Trước đây, cũng như các doanh nghiệp khác chúng tôi cũng đầu tư ngoài ngành. Nhưng rồi cuối cùng nhận thấy điều này cũng không mang lại hiệu quả nhiều, và như ông cha ta đã nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chúng tôi nhanh chóng tư duy lại doanh nghiệp. Theo đó, bán toàn bộ tài sản đầu tư ngoài ngành. Nhờ vậy mà thời điểm kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ khó khăn, doanh nghiệp chúng tôi không bị vướng vào những khó khăn do đầu tư dàn trải. Bước tiếp theo là chúng tôi đánh giá lại hiện trạng của doanh nghiệp dựa trên những giá trị sở hữu hiện có.

Theo đó, Vinamit sở hữu công nghệ chế biến sau thu hoạch của hàng nông sản hiện đại hàng đầu tại Việt Nam mà ít có doanh nghiệp nào cạnh tranh được. Đây là lợi thế và là tiềm lực cho sự hình thành của một doanh nghiệp lớn. Tiếp đến, chúng tôi nhìn thấy cơ hội cho mình ở những chính sách hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc. Đây là cơ hội để sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi bước ra thị trường.

PV: Tập trung vào hoạt động đầu tư chủ lực, Vinamit đã đạt được kết quả như thế nào trong chiến lược này?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Việc tập trung toàn lực vào ngành sản xuất chính giúp chúng tôi cơ cấu lại toàn bộ giá trị sản phẩm thông qua việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ , nhân lực và mở rộng thị trường. Như các bạn biết, hiện nay, Vinamit là thương hiệu mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn được biết đến ở nước ngoài với tỷ lệ thị trường trong và ngoài nước ở mức 6-4 hoặc 5-5. Đây là điều rất khả quan bởi thị trường nước ngoài của Vinamit hiện nay đều là những khách hàng khó tính. Khi chinh phục được những thị trường này thì sẽ không quá áp lực để tiếp cận những thị trường mới.

PV: Tỷ lệ thị trường nội và ngoại của sản phẩm là 5-5 có phải là điều giúp Vinamit không gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Thực ra thị trường quốc tế cũng rất khốc liệt, chúng tôi phải lăn lộn rất vất vả mới có được thành công như ngày hôm nay.  Các doanh nghiệp Trung Quốc rất nhanh, rất khôn ngoan nếu chúng ta không nhanh nhạy để bắt  kịp với thị trường thì rất khó để đứng vững được. Vì vậy nếu chúng ta không lăn lộn với thị trường thì khó để thành công.

PV: Từ kinh nghiệm của mình, theo ông điều gì khiến doanh nghiệp Việt hiện nay gặp khó khăn khi xây dựng chiến lược cho mình?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Tôi thấy rất rõ một điều là hiện nay, doanh nghiệp chúng ta rất hay kêu ca là gặp khó khăn thế này, thế kia mà quên đi việc phải tự lăn lộn với thị trường để tìm ra hướng đi cho mình. Tôi còn nhớ vào thời điểm năm 2007, khi sản phẩm vật liệu xây dựng của Trung Quốc bị Mỹ cấm nhập thì nhiều người cho rằng đó là cơ hội để doanh nghiệp Việt nắm lấy để thế chỗ. Cuối cùng thì, sự thật là hàng vật liệu xây dựng của Trung Quốc không sang Mỹ được thì lại qua Việt Nam và hậu quả là ngành vật liệu xây dựng của chúng ta thê thảm như hiện nay. Vì vậy có thể thấy điểm yếu của  doanh nghiệp chúng ta còn khá thụ động trong việc tiếp cận thị trường, hoạch định tư duy cho mình.

PV:  Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp đang phải vật lộn bước qua giai đoạn khó khăn?

Ông Nguyễn Lâm Viên: Lời khuyên của tôi là các bạn phải biết doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu, đang có gì, và cần gì. Trả lời được những câu hỏi này thì việc chọn hướng đi tiếp theo cho doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng. Nếu doanh nghiệp không còn có khả năng trụ vững thì tốt nhất là nên bán hoặc sáp nhập còn nếu doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng vượt bão thì hãy hoạch định chiến lược cụ thể cho hướng đi tiếp theo.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thùy trang