Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Doanh nghiệp ồ ạt xả hàng

15:30 | 25/05/2012

521 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù đã sử dùng nhiều hình thức để lôi kéo khách hàng nhưng so với những năm trước, năm nay sức mua giảm mạnh vì thế mà người bán vẫn nhiều hơn người mua. Đây có thể là một  trong những nguyên do khiến thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để bán tống bán tháo hàng hóa để thu tiền về, mặc dù không lãi thậm chí là lỗ.

Bán tháo hàng hóa

Tình trạng cố “tống khứ” hàng tồn có thể thấy rõ khi đi dọc các con đường của TP Hà Nội. Đâu đâu cũng thấy hàng hóa chồng chất, từ quần áo, giầy dép, chăn ga gối đệm đến điện tử điện máy, nộ thất, đồ gỗ gạch ngói, xi măng… Đặc biệt, các mặt hàng thời trang, tiêu dùng, tại các số buôn bán sầm uất như Hàng Ngang, Hàng Đào, Kim Liên, Chùa Bộc, Xuân Thủy, Cầu Giấy… gần như cửa hàng nào cũng có kệ hay rổ hàng giá rẻ để trước cửa, đi kèm với băngrôn khuyến mãi giảm giá 50%, 70%, giá cực rẻ…

Có nhiều DN để giải quyết hàng tồn đành bán tháo chấp nhận lỗ một nửa

Không chỉ các cửa hàng bán buôn bán lẻ, mà ngay cả những hãng thời trang có thương hiệu như Canifa, Blue Exchange, Ninomax, PT 2000, Belly, Foci, kính mắt Việt Tín, giầy dép Made in Viet Nam… cũng treo biển khuyến mại, giảm giá rầm rộ. Đặc biệt như hãng thời trang Việt nổi tiếng, thời gian vừa qua đã tiến hành giảm giá 80% trong 3 ngày liên tiếp rồi lại nghỉ bán hàng vào ngày kế tiếp. Sau khi mở cửa bán như bình thường thì lượng hàng trưng bày không ngập kín các quầy kệ, khác hẳn với cách trưng bày hàng hoá luôn đầy ắp trước đây. Điều này đã khiến giới kinh doanh râm ran đồn thổi: Ninomaxx phá sản. Tuy nhiên, ông chủ công ty giải thích: “Việc giảm giá 80% nhằm thanh lý cho hết hàng cũ. Tất cả được thực hiện nhằm chuẩn bị cho đợt tung sản phẩm mới, nằm trong kế hoạch tái cấu trúc của công ty bao gồm từ sản phẩm, kênh phân phối, nhân sự cho đến cả đối tượng khách hàng”…

Vào bất cứ siêu thị nào thời điểm này cũng luôn có từ 2.000 – 3.000 mặt hàng khuyến mãi giảm giá, bán hàng kèm quà tặng… Siêu thị Big C, Fivimart, Saigonco.op mart, Intimart,… tất cả đều rầm rộ tung hàng giảm giá thu hút khách hàng. Đặc biệt là Big C, siêu thị có số lượng mặt hàng lớn nhất, từ đầu năm đến nay liên tiếp có các đợt khuyến mại tưng bừng. Hàng nghìn mặt hàng được tiêu thụ mỗi ngày. Các doanh nghiệp (DN) sản xuất hiện nay đang xem siêu thị là kênh phân phối chủ chốt hiệu quả để thanh lý hàng tồn kho.

Tồn kho vẫn còn

Mặc dù đã sử dùng nhiều hình thức để lôi kéo khách hàng nhưng so với những năm trước, năm nay sức mua giảm mạnh vì thế mà người bán vẫn nhiều hơn người mua. Theo đánh giá chung sức mua quần áo may sẵn hiện nay yếu hơn khoảng 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính, hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khoảng 50 – 70% tổng lượng hàng bán ra.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nội địa cho biết lượng hàng tồn ở các shop hiện nay có thể đủ bán cho đến cuối năm, và nếu sức mua cứ chậm như hiện nay thì bán đến sang năm vẫn chưa hết hàng. Tuy nhiên, hàng càng cũ càng khó bán, nên các công ty đều chọn giải pháp vẫn sản xuất mới nhưng giảm sản lượng, giảm giá tối đa hàng cũ để dọn kho trống chứa hàng, thu hồi vốn tồn đọng…

Lượng hàng tồn ở nhóm hoá mỹ phẩm và thực phẩm chế biến cũng khá cao. Phó tổng giám đốc một hệ thống siêu thị cho biết, chưa có năm nào lượng hàng tồn kho nhiều như năm nay. Theo kế hoạch, siêu thị nhập hàng đủ trong ba tháng đầu năm, nhưng đã hết tháng 4, ở một số nhóm hàng, lượng hàng tiêu thụ mới chỉ đạt khoảng 60 – 70%. Do lượng hàng tồn kho ước tính có giá trị từ 2 – 10 tỉ đồng bởi thế, nếu muốn hoàn vốn đề tiếp tục sản xuất, kinh doanh nhiều công ty sẵn sàng tham gia bất cứ chương trình khuyến mãi nào siêu thị đưa ra theo cách giảm giá trực tiếp hoặc dùng hàng làm quà tặng bán kèm.

Riêng nhóm hàng hoá mỹ phẩm khuyến mãi rất mạnh tay, như mua 1 tặng 1 hoặc mua 2 tặng 1 khiến nhiều DN phải ngậm đắng chịu lỗ. Có nhiều DN để giải quyết hàng tồn đành bán tháo chấp nhận lỗ một nửa. Hiện nay, các DN sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến chỉ có hạn sử dụng trong vòng 3 – 6 tháng đang thực sự khốn đốn bởi với tốc độ mua sắm như hiện nay, hàng ứ đọng là việc chắc chắn. Nếu DN không giảm giá bán sỉ mạnh (lên đến 45%) cho các tiệm tạp hoá, cửa hàng bên ngoài hoặc bán khuyến mãi kèm hàng trong siêu thị thì tất cả số hàng hóa ứ đọng sẽ phải đồ đi vì hết hạn dùng.

Nhiều DN không chịu được áp lực hàng tồn đã phải đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh khác. Những DN trụ được cũng “bở hơi tai” tìm mọi cách để chống chèo. Muốn tồn tại, DN vẫn phải tiếp tục sản xuất để duy trì hoạt động kinh doanh. Vì thế số lượng hàng tồn đọng đang là trở ngại lớn đối với việc quay vòng vốn của DN. Thiết nghĩ, đây chính là thời điểm để những chính sách hỗ trợ của Chính phủ phát huy tác dụng, giúp DN thoát khỏi cơn “bĩ cực”.

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng gần 102%; chế biến và bảo quản rau quả tăng gần 95%; phân bón và hợp chất nitơ tăng trên 63%; ximăng tăng trên 44%; môtô xe máy tăng gần 39%; chế biến và bảo quản thuỷ sản, sản phẩm từ thuỷ sản tăng trên 35%; quần áo mặc thường cho người lớn tăng 37,6%.

Đức Minh