Dinh thự trăm tuổi xây gần 10 năm mới xong của lãnh chúa vùng Tây Bắc
Biệt điện 100 tuổi xây gần 10 năm mới xong của lãnh chúa vùng Tây Bắc
Bên trong dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức. |
Dinh thự vua Mèo (Đồng Văn, Hà Giang) là một trong 2 dinh thự thời phong kiến còn tồn tại ở vùng Tây Bắc. Để xây được một cơ ngơi bề thế như hiện tại, "vua Mèo" Vương Chính Đức thuê thợ giỏi và hàng nghìn nhân công xây dựng trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương. Quy đổi ra tiền Việt, giá trị dinh thự này lên tới hơn 100 tỷ đồng.
Trước năm 1945, vùng Đồng Văn (Hà Giang) đầy biến động, tuy bị sức ép từ nhiều phía, nhưng ông Vương Chí Sình muốn xây dựng Đồng Văn thành một Vương quốc tự trị của người Mông, không theo Pháp cũng không theo Quốc Dân Đảng. Ông Vương Chí Sình cai quản vùng này như một lãnh chúa cát cứ nên người ta gọi ông là “vua Mèo”.
Ông Vương Chính Đức (1865 - 1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là vua Mèo và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Con trai ông là Vương Chí Sình (1886 – 1962), là người có công rất lớn trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, là đại biểu Quốc hội khóa I và II của Đảng.
Khi Nhật - Pháp xâm lược nước ta, ông Vương Chí Sình lúc đó đã đứng lên tập hợp đồng bào dân tộc Mông trong vùng để chống lại Nhật – Pháp.
Tên gọi “Vua Mèo” xuất phát từ sự tôn kính của người dân.
Dinh thự vua Mèo nằm trong thung lũng Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang. |
Cổng vào dinh thự vua Mèo. |
Hoa văn trang trí hình rồng đơn giản nhưng đẹp mắt. |
Năm 1919, giao thông ở Đồng Văn rất khó khăn nên việc xây dựng một dinh thự đồ sộ phải dựa hoàn toàn vào sức người. Ông Vương Chính Đức thuê nhiều thiết kế của nước ngoài nên dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp.
Dinh thự vua Mèo được chia làm 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho hơn 100 người ở.
Xung quanh dinh thự vua Mèo được bao bọc bởi hàng cây mộc sa trăm năm tuổi cao vút. |
Một số dụng cụ sinh hoạt hàng ngày trong dinh thự vua Mèo có nét kiến trúc độc đáo còn được lưu giữ lại.
Đồng bào người Mông cộng đồng suy tôn Vương Chính Đức là vua của người Mông. |
Dinh vua Mông được công nhận là Di tích quốc gia năm 1993. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn. Dinh họ Vương trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu về văn hóa đồng bào dân tộc Mông.
Theo Dân trí
Hậu duệ vua Mèo được chia phí tham quan khu dinh thự |
Huyện Đồng Văn trả lại sổ đỏ dinh thự Vua Mèo cho gia tộc họ Vương |
Dinh thự Vua Mèo thuộc Quyền sở hữu của dòng họ Vương |
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn