Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đinh Mạnh Ninh: “Ngại bày tỏ quan điểm, e rằng đó là giấu dốt”

07:09 | 25/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Là gương mặt trẻ sáng giá của nền nhạc Việt nhưng cũng gặp không ít lần vạ miệng do “chịu” bày tỏ quan điểm, ca sĩ Đinh Mạnh Ninh cho rằng: “Luôn phải bày tỏ quan điểm để nhỡ có sai thì còn biết... mà sửa”.

Muốn nhạc Việt bỏ được những cái dở của quá khứ

- Là một nghệ sĩ trẻ nhưng có thời gian trải nghiệm nhất định trên con đường hoạt động nghệ thuật. Xin hỏi Ninh một câu có vẻ vĩ mô rằng: Hiện tại, để nói một điều tiên trước về nền âm nhạc Việt thì Ninh muốn nói điều gì?

- Âm nhạc muôn màu, Làng nhạc việt muôn vẻ, những mảng màu tích cực thì tươi sáng, những điểm yếu kém thì là mảng tối. Chị muốn hỏi về mảng màu nào? (Cười) Nói đùa với chị vậy thôi, đúng như chị nói thì Ninh còn trẻ trong tuổi đời cũng như tuổi nghề, vì thế để đưa ra một cái nhìn mang tính cá nhân thì e rằng sẽ hơi quá. Ninh chỉ dám nói nên ước muốn của mình trong thời điểm hiện tại: Nền âm nhạc Việt Nam dần dần hiện đại hơn, bỏ được những cái dở của quá khứ, chắt lọc được những cái hay của thời đại mới để có thể phát triển thôi.

- Vậy bên cạnh những thuận lợi thì “cái khó” của những người trẻ như Ninh ở đây là gì?  

- Ở thời điểm hiện tại thì ca sĩ trẻ như Ninh có thuận lợi về mặt phương tiện, kỹ thuật hiện đại cộng với sự hỗ trợ về thông tin, công nghệ để dễ dàng tiếp cận với nền âm nhạc thế giới. Nhưng cái khó khăn tiêu biểu nhất Ninh nhìn thấy, có lẽ là làm thế nào để biến cái hay của thế giới thành cái hay của Việt Nam và khó hơn nữa để khiến khán giả nước mình có thẩm mỹ hợp thời đại.

- Ninh vừa nhắc đến thẩm mỹ thì nhìn nhận một thực tế là, thị trường âm nhạc có nhiều lắm những bất cập. Ninh có thấy là, sáng tác thì quẩn quanh bế tắc trong đề tài còn ca sĩ thì hát những ca từ nhảm nhí. Chẳng lẽ đó là cái thẩm mỹ thời đại mà Ninh muốn nói đến?

- Điều Ninh muốn nói đến là cái tôi thẩm mỹ của mỗi người, đó là những cái tôi riêng biệt. Nên vấn đề đặt ra ở đây là không phải quẩn quanh một đề tài mà sinh ra chán, cái chán là không biết làm mới trong đề tài. Ví dụ cụ thể, kể cả có sáng tác quẩn quanh trong chỉ một vấn đề muôn thuở là tình yêu, thì mỗi người, với cái tôi của mình nó lại thể hiện ra một cách khác nhau, độc lập và rõ ràng. Có người thì viết nhạc Pop, có người thì viết nhạc RnB, có người viết nhạc Rock, có người thì Funky, Jazz... Để rồi mỗi người lại nhắm vào một thứ trong cái trường nghĩa “tình yêu”: Có người thích viết về sự chia tay, có người thích viết về phút giây ban đầu, có người thích viết về cảm xúc nhớ thương... Còn người hát thì mỗi người hát một kiểu, ngân một kiểu, láy một kiểu... thì sẽ không đếm xuể hết những màu sắc của tình yêu.

Thế nên, điều Ninh muốn khẳng định ở đây sự quan trọng của cái Tôi cá nhân trong nghệ thuật. Có cái tôi, tức là có cái độc đáo - có cái nghệ thuật.

- Đồng ý rằng, nghệ thuật luôn có cái tôi cá tính. Nhưng cá tính không có nghĩa là đưa đến những sản phẩm nhảm rồi biện minh rằng, đó là màu sắc của cái tôi cá nhân. Với hàng loạt các sản phẩm siêu nhảm xuất hiện trên thị trường âm nhạc, Ninh có lo sợ việc lệch chuẩn so với thẩm mỹ âm nhạc?  

- Theo Ninh nghĩ những hiện tượng đó chỉ là một phần thôi. Nếu là nhảm thật thì tự khán giả có sự đào thải, còn nghệ thuật chuyển tải thông điệp của thời đại. Nên mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh xã hội khác nhau thì nó lại dẫn đến một quan điểm thẩm mỹ khác nhau. So sánh giữa nhạc dân tộc cổ truyền và nhạc kháng chiến là thấy ngay thôi. Tất nhiên, cũng không thể lấy những quy chuẩn về thẩm mỹ trong nhạc thời kỳ Kháng chiến ra để sử dụng trong hiện tại bởi vì thời đại này khác rồi. Còn việc đi lệch gu thẩm mỹ âm nhạc thời đại, theo Ninh chỉ là hiện tượng thôi.

- Vậy Ninh hãy thử tìm một lý do để chúng ta có quyền hy vọng thay đổi tình hình?

- Nếu chỉ nhìn vào những thứ mà ai cũng có thể nhìn thấy, ai cũng có thể đánh giá, thì e hơi bi quan - ít nhất là cho thị trường âm nhạc Việt Nam. Bởi vì ít nhất thì không chỉ có chúng ta như vậy. Đó là tình trạng chung của thế giới, khi mà những sản phẩm âm nhạc được đầu tư nhiều hơn về phần hình ảnh, nhưng lại bỏ qua nhiều về nội dung. Có nghĩa là có sự chênh lệch giữa hình ảnh và âm nhạc trong một sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận những người làm nhạc trẻ tuổi nhưng đầy tài năng vẫn đang cống hiến, nghiên cứu mà bản thân Ninh đã may mắn được biết và cộng tác.

Bên cạnh đó, với cái nhìn khắt khe hơn từ giới chuyên môn cũng như những đơn vị chức năng quản lý văn hoá, thì những chương trình kém về nội dung dần bị loại bỏ, thay vào đó là những chương trình mang chất lượng nội dung cao - những tài năng trẻ được cho cơ hội để trau dồi và phát triển. Nên Ninh nghĩa rằng, chúng ta vẫn nên hy vọng.

Ngại tỏ quan điểm e rằng đó là giấu dốt

- Ninh bảo rằng, muốn định hướng khán giả. Vậy nói bằng ngôn từ thì Ninh muốn định hướng điều gì cho khán giả?

- Định hướng thẩm mỹ - một thẩm mỹ hiện đại và văn minh.

- Âm nhạc của Ninh phục vụ cho đối tượng nào là chủ yếu?

- Những người có gout nghe nhạc hiện đại.

- Thế  nhưng tôi lại cảm thấy gout âm nhạc của Ninh già dặn?

- Không hẳn thế. Chắc tại Ninh chịu khó nghe nhạc, từ Pop, RnB, Rock. Jazz, Funky...v..v... nên Ninh có thói quen nghe và cảm nhận cái hay trong mỗi thể loại nhạc. Nếu chị nhìn vào list những ca khúc Ninh hay nghe, thì sẽ thấy có cả nhạc không lời, smooth Jazz, đến nhạc Dance, hiphop. Như thế đâu có thể nói là gu âm nhạc già dặn? 

- Không, điều tôi muốn nói là Ninh hay được các nghệ sĩ tên tuổi đặt hy vọng, bởi họ luôn để Ninh tham gia vào các dự án âm nhạc của mình như Dương Thụ, Trần Tiến, Mỹ Linh... Vì Ninh “già” trước tuổi, hay vì Ninh nóng lòng muốn chinh phục họ?

- Cái mà Ninh muốn chinh phục không phải bất cứ ai, mà là chính sự ham muốn được thoả mãn nhu cầu âm nhạc của bản thân. Ngày trước khi còn bé, thì Ninh cũng chỉ đơn giản nghe nhạc Pop như bao nhiêu bạn khác. Dần già, Ninh nghe thêm RnB, rồi Funky, rồi Jazz... Càng nghe Ninh càng cảm thấy nó hay hơn. Rồi chính từ những gì cảm thấy từ đấy, Ninh có được một cách riêng trong không chỉ nghe, mà còn là hát, còn là viết nhạc... Chính vì thế, có lẽ những người đi trước cảm thấy thú vị và nhìn thấy sức sáng tạo của Ninh, cho dù đó có là trong những giai điệu của thế hệ trước.

- Ngoài những dự án về âm nhạc thì Ninh còn được biết đến là người cá tính, có khi là bướng khi dám nói thẳng? Điều đó dường như mạo hiểm với những người trẻ?

- Nếu sự mạo hiểm mà chị nói đến ở đây là việc thể hiện quan điểm của mình với một vấn đề nào đó trước người khác thì Ninh nghĩ rằng khi không mạo hiểm đồng nghĩa với một hình thức “giấu dốt”. Cứ nói quan điểm của mình ra, đúng thì tốt mà sai lại càng tốt, bởi vì như thế thì mới biết mình sai chứ!.

Với Ninh thì thà biết mình sai để sửa, còn hơn cứ luôn nghĩ rằng mình đúng trong cả lúc mình sai.

- Được biết Ninh phản đối cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ vì cho rằng một cái thẻ có thể là rào cản trong việc thăng hoa, sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nhưng lật lại rằng, giữa một đội ngũ nghệ sĩ “đồng thau lẫn lộn” như hiện nay thì cấp thẻ hành nghề là điều cần có?

- Chắc là thông tin của chị không chính xác rồi. Ninh chỉ mong muốn hội đồng cấp phép Biểu diễn có một quy chuẩn chính xác để cho anh chị em nghệ sĩ có thể an tâm vào khả năng của mình và sự an toàn của công việc. Đó cũng chính là một biện pháp tốt nhất để tình trạng mà chị đang đề cập đến trong tình hình hiện nay ở làng nhạc Việt giảm bớt đi!

- Ninh có nghĩ việc cấp thẻ vô tình lại là rào cản của những gương mặt trẻ. Bởi những người trẻ nếu chưa có chuyên môn sâu, thì sau cấp thẻ sẽ đào thải được kha khá những gương mặt không đủ cả chuyên môn lẫn đạo đức để hành nghề?

- Đây cũng là lý do mà đã hơn một lần Ninh nêu ra mong muốn của mình đối với những người trong hội đồng xét duyệt. Họ cần đưa ra những tiêu chí cụ thể và những quy định được quy chuẩn chính xác nhất để áp dụng cho anh chị em nghệ sĩ. Việc này cũng xét đến cả những trường hợp tài năng trẻ, tham gia những cuộc thi trên truyền hình, chứng minh được khả năng nghệ thuật của mình và được công chúng yêu mến.

Cảm ơn Ninh về cuộc trò chuyện này!

Huyền Anh (Thực hiện)