Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điện sáng Kon Tum

09:33 | 18/10/2015

588 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ðiện về không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh mà còn làm thay đổi cuộc sống của hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hàng trăm thôn làng vùng xa xôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, trong 5 năm qua với sự đầu tư mạnh mẽ của ngành Điện, lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần mang văn minh, sự ấm no về cho các vùng quê nghèo.
dien sang kon tum
Lưới điện ở Kom Tum.
dien sang kon tum Gian nan đường cấp điện ở Sơn La
dien sang kon tum Chuyện của nữ kỹ sư vận hành trạm điện
dien sang kon tum Thị trường điện nhìn từ lợi ích của người dân

5 năm trước, từ khi điện lưới quốc gia được kéo về làm bừng sáng cả vùng rừng sâu biên giới xã Mô Rai (huyện Sa Thầy), soi sáng khắp các thôn làng, cuộc sống của đồng bào Rơ Măm và Ja Rai ở đây như đã bước sang một trang mới. Không còn cảnh tù mù, tăm tối, người dân có ti vi để theo dõi tin tức thời sự, để mở rộng hiểu biết, học hỏi cách làm ăn kinh tế; có điện thoại di động để liên lạc, rút ngắn khoảng cách với thế giới bên ngoài; đưa máy móc và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Đó là tiền đề để xã Mô Rai ngày càng khởi sắc, bước những bước vững chắc trên hành trình xoá đói, giảm nghèo.

Trưởng thôn A Giói (làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) cho biết: “Cuộc sống và sinh hoạt của gia đình tôi cũng như cả làng từ khi có điện lưới quốc gia đã thuận tiện hơn, sung túc hơn. Bữa tối không phải ăn cơm sớm, được xem ti vi để nắm bắt được các chủ trương của Đảng, chính sác pháp luật của Nhà nước, nhận thức của người dân cũng tăng lên, hủ tục dần xóa bỏ, mọi người học hỏi được nhiều thông tin làm giàu để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo; con cháu có điện sáng để học bài...”.

Trên thực tế, niềm vui, sự đổi thay trong cuộc sống của người dân Mô Rai là câu chuyện chung của tất cả các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Kon Tum khi dòng điện quốc gia được đưa về. Đưa điện về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các vùng miền. Với nhiều dự án đầu tư như đưa điện lưới quốc gia về khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới các công trình điện bằng nguồn vốn vay của các tổ chức trong và ngoài nước, lồng ghép trong chương trình 135; các dự án cấp điện bằng nguồn vốn khấu hao ngành Điện hàng năm... lưới điện nông thôn đã có những bước phát triển vượt bậc, dòng điện quốc gia ngày càng được phủ sóng rộng rãi.

Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum cũng đã tạo điều kiện để các đơn vị quân đội, các doanh nghiệp kinh tế trên địa bàn đầu tư phát triển hệ thống điện đến các xã khu vực biên giới, cơ sở sản xuất tại các xã thuộc khu vực nông thôn, góp phần tích cực cho việc phát triển điện khí hóa nông thôn.

Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xây dựng được 532,8km đường dây trung áp, 440,54km đường dây hạ áp; 361 trạm biến áp với tổng dung lượng 53.000,5kVA với  tổng nguồn vốn đầu tư gần 530 tỷ đồng.  Hiện nay, hệ thống lưới điện trên toàn tỉnh có 2.004,06km đường dây trung áp; 1.427,23km đường dây hạ áp; 1451 trạm biến áp có tổng dung lượng 293.224kVA. Toàn tỉnh Kon Tum có 99/102 xã, phường có điện quốc gia, đạt tỷ lệ 97,06%; số thôn có lưới điện quốc gia đạt khoảng 98,94%, số hộ có lưới điện quốc gia đạt gần 98,68%, trong đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ này là 98,36%. Riêng 3 xã Ia Dom, Ia Dal và Ia Tơi (huyện Ia H’Drai) dù mới được thành lập nhưng một số thôn, làng đã có điện, nhưng do hệ thống lưới điện hiện tại còn chắp nên ngành Điện vẫn đánh giá là “chưa có điện”.  Đây cũng là khu vực đang được Chính phủ, địa phương, ngành Điện dành nhiều sự quan tâm nhất hiện nay với mục tiêu sớm đưa điện về thắp sáng núi rừng vùng biên giới.

Thực tế đã chứng minh, đưa điện về nông thôn là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới điện nông thôn phát triển đã đáp ứng yêu cầu sản xuất của người dân, giúp bà con phát triển ngành nghề, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch, chế biến nông, lâm sản, tưới tiêu thuỷ lợi, phát triển nông nghiệp... Từ đó, đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho người dân, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...

Giấc mơ có điện đã và đang được tiếp tục nối dài đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Mục tiêu mà ngành Công Thương đề ra là đến năm 2020, đảm bảo 100% số thôn, làng trên địa bàn có điện lưới quốc gia; 100% số hộ dân được sử dụng điện. Cùng với đường giao thông, trường học, điện lưới đang làm đổi thay diện mạo các vùng quê, cuộc sống của mỗi người dân, mỗi gia đình ngày càng được nâng cao.

Thuỳ Hương