Điện rác có thực sự giải tỏa được bức xúc vấn nạn rác thải?
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), mỗi năm Việt Nam thải ra 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó, 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 70% chôn lấp trực tiếp. Tuy nhiên, do tỷ lệ chôn lấp cao gây nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng như tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ TN&MT khuyến khích các địa phương đủ điều kiện chuyển sang đốt rác phát điện. Nhưng thực tế tại Việt Nam, hiện có nhiều dự án điện rác ở khắp các địa bàn tỉnh thành nhưng phần lớn không mang lại hiệu quả.
Cần khuyến khích điện rác phát triển |
Hiện nay, đốt rác phát điện đang là giải pháp tối ưu trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như: Nhật Bản, EU… bởi vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa cung cấp năng lượng cho xã hội.
Tại tọa đàm “Ô nhiễm rác thải và các giải pháp phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam” doTạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào chiều ngày 29/5, ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT khẳng định, ô nhiễm rác thải sinh hoạt, cả ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn hiện nay ở Việt Nam là một vấn đề nóng, gây bức xúc trong các cộng đồng dân cư. Đây là một chủ đề quan trọng được người dân, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, nhiều doanh nghiệp cũng như dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Mới đây, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về các vấn đề phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường cũng đã có nhiều nội dung nhấn mạnh đến giải quyết ô nhiễm rác thải bằng các công nghệ hiện đại và phù hợp với Việt Nam.
"Trong tương lai cần nhắm tới chủ đề các công nghệ xử lý rác thải. Trong đó, sẽ tổng kết một cách khái quát thực trạng hiện nay, đánh giá các công nghệ đã và đang được áp dụng tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân vì sao ô nhiễm rác thải chưa được giải quyết một cách cơ bản và lâu dài. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp công nghệ phù hợp" - ông Nguyễn Thượng Hiền nói.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS Mai Huy Tân - Chủ tịch, Giám Công ty TNHH Nhịp cầu Việt Đức (VIDEBRIDGE) cho biết, khi ông nghiên cứu về Nghị quyết số 55-NQ/TW để giải quyết tình trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam bằng công nghệ hiện đại và phù hợp thì rút ra một số nội dung then chốt.
Cụ thể, cần gắn năng lực tái tạo với bảo vệ môi trường. Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và các dự án đầu tư từ dự án PPP. Đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn thì điện rác cũng là một vòng kinh tế tuần hoàn; phát triển xử lý chất thải trong sản xuất năng lượng với công nghệ tiên tiến; khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng tái tạo.
Thông tin về công nghệ xử lý rác thải không chôn lấp của Trung Quốc tại Việt Nam, TS Mai Huy Tân cho biết, hiện nay có 9 dự án của Trung Quốc đang xử lý rác thải với hình thức liên doanh và Trung Quốc chiếm 95% vốn, trong khi đó Việt Nam chỉ có 5% vốn. Hiện chỉ có duy nhất một dự án ở Cần Thơ phát điện vào năm 2018 là dự án thành công hiếm hoi duy nhất ở Việt Nam.
Đưa ra giải pháp công nghệ xử lý rác phù hợp cho Việt Nam, TS Mai Huy Tân cho rằng, cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây để lựa chọn công nghệ đốt rác.
Thứ nhất, phải xử lý tất cả các CTR không yêu cầu phân loại từ nguồn nhờ hệ thống phân loại rác tự động. Thứ hai, xử lý cả rác cũ đã chôn lấp, hoàn nguyên bãi rác đang tồn tại. Thứ ba, không cần nhiên liệu bổ sung để đốt rác. Thứ tư, không có tro bay và khí thải độc hại khi đốt rác. Thứ năm, không phát sinh nước rỉ rác. Thứ sáu, tỷ lệ tro xỉ phải chôn lấp <2%. Thứ bảy, tiết kiệm diện tích xử lý rác (Nhà máy điện rác 2.000 tấn/ngày cần < 8ha).
Thứ tám, biến rác hữu cơ và CTR thành khí tổng hợp và than cốc sinh hoạt. Thứ chín, hiệu suất sản xuất năng lượng từ syngas rất cao, phát điện liên tục từ syngas 8.600 h/năm. Thứ mười, độ bền và tuổi thọ dây chuyền thiết bị cao (tối thiểu 30 năm liên tục hoạt động). Thứ mười một, an toàn, vệ sinh môi trường, triệt tiêu ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất. Thứ mười hai, có bằng sáng chế đã đăng ký quốc tế và được bảo hộ. Thứ mười ba, có thể nội địa hóa để Việt Nam tự sản xuất dây chuyền thiết bị trong tương lai.
M.T
Lời giải cho bài toán ô nhiễm môi trường |
Phải biến rác thải thành năng lượng |
Hỗ trợ hoàn chỉnh, vận hành thử nghiệm công nghệ điện rác |
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
[PetroTimesTV] Cỗ máy làm từ rác thải nhựa khai thác năng lượng thủy triều
-
[PetroTimesTV] Từ tuabin gió 20 năm tuổi đến ngôi nhà tí hon hiện đại
-
Giảm phát thải khí nhà kính - Giải pháp nào cho ngành phân bón
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Bài cuối: Những khuyến nghị quý giá để phát triển điện gió ngoài khơi