Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điểm tin xã hội trong tuần

06:48 | 13/05/2012

478 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tuần từ 712/5, có những vấn đề xã hội đáng chú ý sau:

1, Bộ Giao thông Vận tải giải thích về thông tin "xây trụ sở nghìn tỉ”

Ngày 10/5, Bộ Giao thông Vận tải chính thức thông báo làm rõ một số vấn đề về Đề án “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH-HĐH) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của ngành giao thông”. Bản đề án này giải thích rõ về thông tin "xây trụ sở nghìn tỉ” của Bộ Giao thông Vận tải.

Đề án CNH-HĐH Bộ Giao thông Vận tải là định hướng chung về CHN-HĐH cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án. Từ định hướng của Đề án, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng đề án chi tiết của mình một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài.

Đề án dự kiến kinh phí hơn 223 nghìn tỉ đồng là kinh phí tổng hợp trên cơ sở đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải để đáp ứng mục tiêu, thực hiện các lĩnh vực trên và được triển khai thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đề án có ghi rõ dự kiến vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho khối hành chính sự nghiệp, bao gồm các hạng mục: Đầu tư phần mềm, hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác quản lý; Nhà làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước; Đào tạo cán bộ quản lý nhà nước; đầu tư các công trình, dịch vụ công ích. Ước tính chi phí chiếm khoảng 8,9% tổng nhu cầu vốn của Đề án (số kinh phí này cấp theo kế hoạch, được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt).

Còn lại, các doanh nghiệp chủ động trong việc bố trí và trong nguồn vốn tự có, vốn vay… đặc biệt thu lại từ việc thoái vốn liên danh, liên kết trong việc đầu tư để thực hiện mục tiêu và các nội dung CNH – HĐH, nguồn vốn ngoài ngân sách này chiếm khoảng 91,1%.

Còn đối với trụ sở mới của Bộ Giao thông Vận tải, trên cơ sở Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có định hướng “Di dời trụ sở Bộ, Ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung”.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án và ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội. Phương án xây dựng trụ sở mới cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, đồng ý về nguyên tắc.

Chính phủ cho phép Bộ Giao thông Vận tải được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay đang thực hiện đúng quy định pháp luật.

2, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh Vinasat-2

Rạng sáng ngày 16/5 (theo giờ Việt Nam), vệ tinh Vinasat-2 sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Arian 5 của Công ty Vận tải hàng không vũ trụ châu Âu Arianespace.

Vinasat-2 của Việt Nam sắp được phóng lên quỹ đạo

Dự án Vinasat-2 có tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD. Giống như Vinasat-1, đối tác triển khai dự án Vinasat-2 vẫn là Lockheed Martin (Hoa Kỳ) với việc cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng cho vệ tinh viễn thông.

Vệ tinh Vinasat-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), Vinasat-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của Vinasat-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.

Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 tạo một hệ thống các vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và rủi ro, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dung lượng vệ tinh cho khách hàng.

Việc phóng thêm Vinasat-2 nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ từ vệ tinh khi Vinasat -1 đã được đăng ký sử dụng gần hết dung lượng khai thác. Hiện đang có tới 150 kênh truyền hình tiêu chuẩn HD, SD, các mạng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mạng viễn thông công ích… sử dụng vệ tinh Vinasat -1 với vùng phủ sóng là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar. Năm 2011, vệ tinh Vinasat -1 đã đạt doanh thu 263,5 tỉ đồng.

3, Không phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức

Theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập khi quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức.

Dự thảo Thông tư nêu trên đang được Bộ Nội vụ xây dựng.

Dự thảo này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Theo đó, dự thảo mới quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển.

Ngoài ra, dự thảo còn bổ sung quy định: Cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập khi quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức.

4, Hà Nội: Khởi công hai cầu vượt trên đường Láng

Sáng ngày 11/5, Công ty CP Cầu 12 đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu vượt nhẹ tại nút giao Láng – Lê Văn Lương. Theo thiết kế, cầu vượt tại nút giao Láng – Lê Văn Lương dài 315,1m, rộng 9m với kết cấu nhịp dầm thép liên hợp bê tông cốt thép đặt trên móng cọc khoan nhồi. Tổng trọng lượng dầm thép chủ của công trình lên đến trên 1000 tấn. Mức đầu tư của dự án hơn 205 tỉ đồng.

Dự kiến đơn vị thi công sẽ hoàn thành đưa cây cầu này và đưa vào sử dụng từ ngày 10/10/2012.

Khởi công xây cầu vượt lắp ghép tại nút giao thông Láng - Lê Văn Lương

Ngày 8/5, cầu vượt lắp ghép nút giao thông Nguyễn Chí Thanh – Láng cũng đã được khởi công.

Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Láng có chiều dài 315,7 m, mặt cắt ngang 16m và được bố trí 4 làn xe hai chiều. Cầu vượt lắp ghép Nguyễn Chí Thanh – Láng được xây dựng với kết cấu nhịp thép, bản bê tông cốt thép; kết cấu phần dưới trụ bê tông cốt thép đặt trên móng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép, tải trọng thiết kế HL-93.

Dự án xây dựng nút giao thông Nguyễn Chí Thanh – Láng có tổng mức đầu tư 348 tỉ đồng và không thực hiện giải phóng mặt bằng. Đại diện nhà thầu cam kết sẽ hoàn thành dự án trước Tết Nguyên Đán 2013 nếu được chủ đầu tư bố trí đủ vốn thi công.

Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã có 4 cầu vượt lắp ghép được thi công trong năm 2012.

5, Từ 19/5, sẽ có tuyến phố đi bộ quanh Lăng Bác

Phương án này được sẽ áp dụng 3 tuyến phố quanh khu vực Lăng, gồm: phố Chùa Một Cột (đoạn từ giao phố Bà Huyện Thanh Quan đến giao phố Ông Ích Khiêm); phố Ông Ích Khiêm (từ giao phố Lê Hồng Phong đến phố Chùa Một Cột); đoạn đường Hùng Vương (từ giao phố Lê Hồng Phong đến khu vực Quảng trường).

Thời gian thực hiện, bắt đầu từ ngày 19/5 với 24/24 giờ trong ngày và tất cả các ngày trong tuần, trừ những thời điểm tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc có tổ chức sự kiện khác. Để tổ chức tuyến phố đi bộ này, Sở Giao thông Vận tải sẽ cấm tất cả các phương tiện giao thông đi vào các tuyến phố trên.

Riêng đối với phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở làm việc hoặc sinh sống trong khu vực tuyến phố đi bộ; phương tiện của các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng Bác và các phương tiện thường xuyên phải đi qua các đoạn phố này sẽ được đơn vị có trách nhiệm cấp phép (phù hiệu) ra vào, với tốc độ quy định không quá 15km/h.

6, Từ năm 2015, các trường đại học đào tạo theo tín chỉ

Ngày 7/5, Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa công bố chương trình hành động giai đoạn 2011 – 2016. Trong chương trình hành động giai đoạn 2011 – 2016 mà Bộ Giáo dục – Đào tạo công bố, Bộ tập trung thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm.

Các mục tiêu cụ thể cần đạt vào năm 2012 là: Tăng tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 96% và tỉ lệ người biết chữ từ 15 – 35 là 98%; Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 10%, phấn đấu có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày, 90% số người trong độ tuổi được học THCS (trong đó chú trọng nâng tỉ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em gái; tăng cường giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật), nâng số sinh viên trên một vạn dân lên mức 300; phát triển giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%…

Về đổi mới chương trình giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ thực hiện theo hướng gắn với nhu cầu xã hội, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc xây dựng chương trình. Đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

Bộ chủ trương phát triển các chương trình đào tạo trình độ ĐH theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các ĐH có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường ở Việt Nam; thực hiện phân tầng ĐH, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường CĐ cộng đồng.

7, Hà Nội: Lại "nóng” cảnh xếp hàng mua hồ sơ đi học cho con

Sáng 12/5 hàng trăm phụ huynh tập trung trước cổng trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con. Sau nhiều giờ nhẫn nại, khi bảo vệ mở cổng, các phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con.

Phụ huynh chen đổ cổng trường để vào mua hồ sơ sáng 12/5 (Ảnh: VNE)

Từ ngày 2-16/7, Hà Nội dự kiến tuyển 68.000 trẻ mầm non, 327.000 trẻ mẫu giáo cho năm học 2012-2013 và những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu sẽ được tuyển bổ sung đến 20/7. Theo quy định, trước thời hạn tuyển sinh, các trường mầm non sẽ thông báo chỉ tiêu tuyển ở từng độ tuổi và nhận trẻ trong độ tuổi trên địa bàn.

Để tránh tình trạng phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm xin cho con vào học trường mầm non công lập như mọi năm, đầu tháng 5, Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho các địa phương đảm bảo chủ động đảm bảo chỗ học cho trẻ, trong đó có hình thức bốc thăm.

8, Gia đình ông Vươn xin xóa nợ ngân hàng

Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) vừa gửi đơn đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vàm Láng (huyện Tiên Lãng) đề nghị về việc được xóa nợ đọng đã vay.

Bà Nguyễn Thị Thương (phải) - ảnh: VNE

Bà Thương gửi đơn xin được xóa nợ với hai lý do là gặp rủi ro do thiên tai (bão số 2 năm 1996 làm gia đình thiệt hại hơn 180 triệu đồng) và khó khăn trong sản xuất vì bị UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế, thu hồi đất không đúng pháp luật.

Theo bà, gia đình 3 lần vay tiền Ngân hàng NN&PTNT Vàm Láng năm 1994 và 1995 để đầu tư nuôi trồng thủy sản. Hiện, gia đình bà còn dư nợ gốc số tiền hơn 316 triệu đồng.

9, Cháy rừng vành đai sân bay Đà Nẵng

14h ngày 9/5, khu rừng cạnh sân bay quốc tế Đà Nẵng (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) bốc cháy. Sở Chỉ huy Sư đoàn không quân 372 đóng gần đó đã huy động lực lượng tại chỗ dùng rựa chặt cây, lau lách khoanh vùng đám cháy và báo cho lực lượng chuyên nghiệp đến tiếp viện.

Hơn 10 xe cứu hỏa của các đơn vị quân đội và Sở Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng cùng 600 người có mặt. Đám cháy được khống chế sau gần 2 giờ.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do nổ bom napan còn sót sau chiến tranh, chất lân tinh, phốt pho phát cháy trong thời tiết nắng nóng. Đây là vụ cháy rừng thứ hai trong vòng 1 tuần trở lại đây tại Đà Nẵng.

10, "Bệnh lạ” ở Quảng Ngãi thách thức ngành y

Một đoàn chuyên gia y tế lên tới 70 người đã về tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ để tiếp tục truy tìm nguyên nhân gây bệnh bệnh viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân (hay gọi bệnh lạ). Tuy nhiên, hiện nguyên nhân gây bệnh lạ vẫn còn ẩn số.

Tính đến ngày 12/5, tại xã Ba Điền (huyện Ba Tơ) đã có trên 230 trường hợp mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân, 21 người chết.

Cán bộ y tế tiếp tục lấy mẫu từ móng tay của bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây bệnh. (Ảnh: VNN)

Giải thích vì sao số ca bệnh thực tế còn nhiều mà ngành y tế địa phương không hay biết, lãnh đạo Trung tâm Y tế Ba Tơ, cho biết, mặc dù trung tâm y tế đã đã cử cán bộ vào tận thôn, làng để phát hiện người mắc bệnh và cấp tốc đưa đi điều trị.

Song, hầu hết người bệnh không chịu đến cơ sở y tế, cũng như bệnh mới phát sinh nên rất khó thống kê.

Theo một số bệnh nhân thì họ không đến cơ sở y tế khám là do ngại chữa trị ở bệnh viện sợ mất thời gian mà bệnh lại không khỏi. Nhiều trường hợp trốn chữa trị tại bệnh viên, giờ lại khỏi bệnh như trường hợp của bệnh nhân Phạm Văn Trinh (con trai ông Nhọc mới tử vong ngày 7/5) cho hay, khi trước bị bệnh khoảng một tuần, thì được điều trị ở Trung tâm y tế Ba Tơ.

L.Trang (tổng hợp)