Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điểm danh những ngân hàng có nợ xấu vượt ngưỡng 3%

06:30 | 06/08/2024

808 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo báo cáo tài chính Quý II năm 2024, nhiều ngân hàng đã ghi nhận tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3% so với dư nợ tín dụng, với sự gia tăng đáng kể ở các ngân hàng như BaoVietBank, VIB, ABBank, OCB, MSB và BVBank.

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức khoẻ tài chính của ngân hàng. Trước đó Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng cần rà soát và kiểm soát nợ xấu dưới mức 3% để đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn đối với những ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro chưa hiệu quả.

Điểm danh những ngân hàng có nợ xấu vượt ngưỡng 3%
Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao

Kết thúc quý II/2024, nhiều ngân hàng đã có báo cáo tài chính thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và quản lý nợ. Theo báo cáo tài chính, về các khoản nợ xấu, nhiều ngân hàng không những không cải thiện được tình hình nợ xấu so với cùng kỳ mà tình hình nợ xấu càng trở nên nghiêm trọng.

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank): Tổng nợ xấu của BaoVietBank là 2.165 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 1.774 tỷ đồng, chiếm gần 82% tổng nợ xấu. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng gần 37% so với đầu năm.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) có nợ xấu tăng từ 3,16% lên 3,67%. Tổng nợ xấu của VIB đạt 10.201 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ cao nhất với 4.205 tỷ đồng, khoản nợ này cũng tăng 91,3% so với cuối năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.684 tỷ đồng, giảm 38,4% so với cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) có nợ xấu so với dư nợ tín dụng tăng từ 2,91% lên 3,55%. Tổng nợ xấu đạt 3.227 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 1.392 tỷ đồng, khoản nợ này tăng 34,4% so với đầu kỳ. Kết thúc quý II/2024, ABBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế 465 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP Phương Đồng (OCB) tăng tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng từ 2,65% lên 3,12%. Tổng nợ xấu là 4.767 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 2.314 tỷ đồng, chiếm 51,4% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 5 của ngân hàng này cũng tăng mạnh 37,6% so với cuối năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của OCB là 1.670 tỷ đồng, giảm 18,4% so với đầu kỳ.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tăng từ 2,87% lên 3,08% . Tổng nợ xấu của MSB là 5.132 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 là 2.707 tỷ đồng, chiếm 52,7% tổng nợ xấu, tăng 49,8% so với cuối năm 2023. Do đó, MSB đã phải trích lập dự phòng 3.007 tỷ đồng. Kết thúc quý II/2024, MSB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2.923 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) có tình hình nợ xấu tăng cao khi tăng từ 3,31% lên 3,77%. Tổng nợ xấu tại BVBank đạt 2.248 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 23,6% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 78,5% tổng nợ xấu.Lợi nhuận sau thuế của BVBank đạt 121 tỷ đồng.

Trao đổi với PetroTimes, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính nhận định, vấn đề nợ xấu tác động đến ngành ngân hàng dưới nhiều khía cạnh. Thứ nhất là tác động đến lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến sự an toàn vốn, từ đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng có nhiều nợ xấu sẽ không thể phát triển và “bành trướng” được. Ngược lại, nếu lợi nhuận tốt thì vốn chủ sở hữu tăng lên và có khả năng phát triển mạnh.

Thứ hai, nợ xấu còn gây nguy hiểm cho cả hệ thống tài chính. Thực tế trong những năm qua, khi nợ xấu tăng lên đã dẫn đến tình trạng xói mòn vốn của các ngân hàng và đẩy nhiều ngân hàng vào tình trạng lao đao. Ví dụ thời gian trước có ba ngân hàng được NHNN mua với giá 0 đồng cũng ở trong tình trạng nợ xấu tăng lên cao và đưa 3 ngân hàng đó vào tình trạng vỡ nợ, phá sản một cách kỹ thuật, từ đó, NHNN đã phải can thiệp vào để mua những ngân hàng đó với giá 0 đồng.

“Cái giá phải trả cho nợ xấu rất lớn nếu nợ xấu bùng nổ đến mức cao. Hiện tại, nợ xấu vẫn ở trong vùng kiểm soát. Nếu để nợ xấu tăng cao nữa thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam và cả nền kinh tế. Nếu giữ nợ xấu được ở dưới mức 3% là tốt nhất. Nhưng với tình hình hiện tại, việc giữ nợ xấu ở mức an toàn của một số ngân hàng là rất khó” - TS. Hiếu khẳng định.

Huy Tùng