Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đèn tảo lọc không khí và bụi mịn

11:00 | 06/04/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đèn từ cây tảo dùng để đo bụi mịn và lọc không khí - ứng dụng công nghệ IoT, cho kết quả sau 10 giây.

Sản phẩm do nhóm sinh viên Nguyễn Tân Lập, Nguyễn Duy Quang, Lê Văn Dương, Phạm Văn Hoàng cùng học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Đoàn Thu Phương (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chế tạo.

Để lọc không khí, nhóm nghiên cứu sử dụng tảo sống dưới nước có tên Spirulina. Loài tảo này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà có khả năng lọc không khí gấp nhiều lần cây xanh.

Các sinh viên đã chế tạo đèn tảo vừa có thể phát sáng, vừa cải thiện chất lượng không khí bằng cách thiết kế đèn với ba phần chính: bình chứa tảo, bộ phận chiếu sáng, bộ phận cảm biến bụi PM 2.5 và CO2.

Bình hoạt động theo nguyên lý bơm dâng nhằm cung cấp môi trường sống cho tảo. Trong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ khí CO2 và tạo ra khí oxy. Bộ phận cảm biến đặt dưới tảo có nhiệm vụ đo nồng độ CO2 và bụi PM 2.5, số liệu được hiển thị trên màn hình LCD.

den tao loc khong khi va bui min
Nhóm sinh viên bên sản phẩm đèn tảo trưng bày tại cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa 2019.

"Chúng tôi tận dụng khả năng quang hợp của tảo, trong quá trình quang hợp tảo sẽ hấp thụ CO2, tạo thành oxy. Do đó chúng tôi đặt đèn trong tảo để bắt tảo luôn luôn hoạt động, sinh ra lượng oxy. Ngoài ra còn ứng dụng thêm hệ thống màng lọc, trong quá trình hút không khí trong phòng, màng lọc giữ lại, loại bỏ bụi mịn PM2.5" - sinh viên Nguyễn Tân Lập cho biết.

Mất gần một năm vừa nghiên cứu vừa hoàn thiện, sản phẩm đèn tảo được tối ưu hơn với từng loại tảo khác nhau, từng thời điểm khác nhau, ánh sáng đèn phù hợp để đảm bảo quá trình sống và phát triển của tảo.

Điều đặc biệt của đèn tảo là ứng dụng công nghệ IoT, nhờ đó người dùng có thể theo dõi đèn tảo dễ dàng trên điện thoại thông minh, laptop hay thiết bị kết nối Internet với việc tích hợp cảm biến giám sát CO2.

Qua thử nghiệm ban đầu, nhóm cho biết nếu sử dụng đèn tảo có thể loại bỏ 60% CO2 (nồng độ đầu vào 500-2.000ppm, đầu ra là 400-450ppm) và hiệu suất loại bỏ bụi PM2.5 đạt đến 99% (nồng độ đầu vào 40-70ug/m3, đầu ra 4-9ug/m3).

Tổng chi phí hoàn thiện sản phẩm khoảng 12 triệu đồng. Đèn tảo thử nghiệm có chiều cao 1,8m, được thiết kế phù hợp đặt trong không gian 25m2, không gian làm việc chung, khu vực vui chơi ngoài trời. Tùy vào mục đích và nhu cầu người dùng, thiết bị có thể được chế tạo với dung tích nhỏ hơn, phù hợp cho việc trang trí phòng ở.

Nhóm nghiên cứ cho biết, trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm này, kết hợp với in 3D để tạo ra hình dáng đèn tảo đẹp hơn.

G.Minh (t/h)