Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đề xuất cho NĐT ngoại mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết

10:16 | 08/06/2011

394 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Để tăng cung hàng hóa cho NĐT ngoại, tăng tính thanh khoản cho thị trường, đồng thời tăng tỷ lệ giao dịch từ phía NĐT tổ chức, VAFI đề xuất xây dựng cơ chế cho phép NĐT nước ngoài được mua cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết.

Thị trường chứng khoán cần những "cú hích" để phát triển.

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), trong số khoảng 100 doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài thường giao dịch, đã có một số doanh nghiệp hết room, 1 bộ phận doanh nghiệp chuẩn bị hết room (room dành cho nhóm nhà đầu tư này hiện còn không dưới 15%/vốn điều lệ). Bên cạnh đó, số doanh nghiệp lớn kinh doanh hiệu quả và chưa niêm yết không còn nhiều: Số doanh nghiệp Nhà nước lớn kinh doanh hiệu quả chưa cổ phần hóa cũng không còn nhiều.

Còn với nhiều tập đoàn tài chính đa quốc gia, tuy đã được cấp mã số giao dịch nhưng phần lớn chưa vào Việt Nam. Hiện chỉ có 1 số tập đoàn đã triển khai kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, tuy nhiên qui mô giao dịch còn ở mức độ khiêm tốn, dù trên thực tế họ là những nhà đầu tư lớn nhất. Theo qui định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết còn quá hạn hẹp so với thông lệ quốc tế.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn cộng với tham khảo kinh nghiệm quốc tế, VAFI thấy rằng cần xây dựng cơ chế cho phép nhà đầu tư gián tiếp được mua cổ phần phổ thông không có quyền biểu quyết (NVS).
Theo đó, nhà đầu tư gián tiếp được mua cổ phần tại các doanh nghiệp niêm yết đã hết room nhằm tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu này đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp được dễ dàng huy động được vốn thông qua phát hành NVS.

Nghiên cứu hoạt động của nhà đầu tư gián tiếp cho thấy, đa phần các công ty quản lý quỹ nước ngoài, các tổ chức môi giới chứng khoán toàn cầu, các ngân hàng đầu tư chưa thiết lập văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Việt Nam hầu như không bao giờ tham dự đại hội cổ đông tại các doanh nghiệp niêm yết. Điều đó có nghĩa họ không quan tâm nhiều đến việc nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay không có quyền biểu quyết.

Với các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam, nhiều tổ chức trong số này cũng không coi trọng lắm vấn đề phải tuyệt đối nắm giữ cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết trong mọi trường hợp, vì họ đầu tư vào nhiều công ty và tỷ trọng vốn trong từng doanh nghiệp là không nhiều . Điều quan trọng là họ có cơ hội mua cổ phiếu phổ thông tại những doanh nghiệp tốt. VAFI đưa ra ví dụ trường hợp cổ phiếu Vinamilk là loại cổ phiếu nhiều nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng nhưng cơ hội nắm giữ là khó vì đã hết room.

Do đó, VAFI kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên nghiên cứu về cơ chế giao dịch NVS của thị trường chứng khoán Thái Lan. Tại thị trường này, khi một loại cổ phiếu nào đó hết room, thường thuộc các ngành hạn chế đầu tư gián tiếp như lĩnh vực ngân hàng, nhà đầu tư gián tiếp được mua không hạn chế số lượng cổ phiếu phổ thông từ nhà đầu tư nội địa, hệ thống giao dịch của SET, trung tâm lưu ký sẽ phân loại và ghi nhận loại chứng khoán NVS. Khi lập danh sách cổ đông tham dự đại hội cổ đông tại một thời điểm nào đó, họ sẽ có danh sách những nhà đầu tư nắm giữ NVS để phân biệt và loại trừ.

Về phần mềm giao dịch của các sở giao dịch chứng khoán, đại diện VAFI đã trực tiếp trao đổi với một lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về thực hiện cơ chế giao dịch NVS thì thấy hoàn toàn có thể thực hiện được dễ dàng. Điều này có nghĩa, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết là một giải pháp phát triển thị trường rất quan trọng và đặc biệt là nhà đầu tư gián tiếp nắm giữ NVS không làm ảnh hưởng đến cơ cấu quản trị doanh nghiệp.
Cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết (NVS) là loại cổ phiếu chỉ được quyền hưởng cổ tức như cổ phiếu phổ thông. Người sở hữu nó không có quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông nhưng vẫn nhận được khoản lợi tức cố định. 

NVS được phát hành trong các trường hợp: Cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối muốn phát hành cổ phiếu để huy động vốn nhưng không muốn mất quyền kiểm soát doanh nghiệp (do giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mình); Doanh nghiệp gia đình muốn chia sẻ một phần lợi ích công ty cho nhân viên quản lý nhưng không muốn mất quyền kiểm soát tuyệt đối; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn bởi pháp luật, thường là những ngành nghề kinh doanh bị hạn chế đầu tư nước ngoài như ngân hàng, bảo hiểm, báo chí …

Theo KH&DT