“Đế chế bán lẻ” 132 năm tuổi xin phá sản, một doanh nghiệp Việt “đau đầu” đòi nợ
Tình trạng giảm giá vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thanh khoản thị trường “tụt áp”. Khối lượng giao dịch HSX sụt mạnh xuống còn 60,96 triệu cổ phiếu trong phiên sáng nay (24/10) tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.310,04 tỷ đồng. HNX cũng chỉ có vỏn vẹn 16,92 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch đạt 221,66 tỷ đồng.
Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên cả hai sàn. Với 143 mã giảm giá so với 107 mã tăng, chỉ số VN-Index mất thêm 5,41 điểm tương ứng 0,58% còn 934,27 điểm; HNX cũng có 73 mã giảm so với 54 mã tăng, song nhờ diễn biến tăng tại ACB nên chỉ số sàn này vẫn nhích nhẹ 0,03% lên 105,1 điểm.
VCB, VIC, CTG, NVL… sáng nay tăng giá song ảnh hưởng tích cực từ những mã này chưa đủ sức lan toả và có tác động mạnh lên VN-Index. Trong khi đó, chỉ riêng “ông lớn” GAS mất 4.900 đồng đã lấy đi của VN-Index tới 2,96 điểm.
Cổ phiếu thuỷ sản như VHC, ANV sáng nay cũng bị chốt lời và quay đầu giảm giá. Trong đó, VHC giảm 2.000 đồng, ANV giảm 500 đồng.
Việc Sears Holdings xin phá sản tại Mỹ ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu của TCM trên sàn chứng khoán. |
Cổ phiếu TCM của Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công tiếp tục giảm 550 đồng tương ứng 2,3% xuống còn 23.550 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của mã này.
Trước đó, trong ngày 22/10 và 23/10, TCM đều giảm sàn mà nguyên nhân được cho là xuất phát từ thông tin khách hàng bên Mỹ của công ty này là Sears Holdings (mã chứng khoán niêm yết trên Nasdaq là SHLD) chính thức nộp đơn phá sản tại toà án phá sản Mỹ.
“Đế chế” có 132 năm tuổi này của Mỹ – từng là bán lẻ lớn nhất thế giới, sở hữu một loạt thương hiệu bán lẻ đình đám như Sears, Roebuck & Company, Kenmore, Craftsman và Kmart buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do không thể trả nổi khoản nợ 134 triệu USD đến hạn vào ngày 15/10.
Theo công bố của Dệt may Thành Công thì trong danh sách các công ty con của Sears Holdings nộp đơn phá sản có 2 đơn vị đang giao dịch với Dệt may Thành Công, là Công ty Sears Roebuck và Công ty Kmart.
Hiện doanh thu 2 công ty này đang chiếm đến 7% doanh thu hàng năm Dệt may Thành Công. Xét giai đoạn 2014-2017, tổng doanh thu mỗi năm của Dệt may Thành Công dao động từ 2.500-3.200 tỷ đồng, tương ứng con số mất đi từ vụ phá sản này ghi nhận trong khoảng 175-224 tỷ đồng.
Được biết, phiên tòa phá sản sẽ được xử vào ngày 15/11/2018 và hiện Dệt may Thành Công đã nỗ lực tham gia vào quá trình Tòa án giải quyết thủ tục phá sản để thu hồi số tiền chưa thanh toán (khoảng 95,5 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ trong chưa đầy 3 ngày giao dịch của tuần này, cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công đã “bốc hơi” tới hơn 16% về thị giá.
Ở góc độ kỹ thuật, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, VN-Index đã thất bại trong việc giữ ngưỡng kháng cự 950 điểm và mốc kháng cự tiếp theo sẽ là ngưỡng 900 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cũng cho thấy chỉ số đang chuẩn bị rơi vào vùng quá bán và theo đó có thể sẽ thu hút lực cầu bắt đáy từ những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật trong những phiên này.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng, nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên việc quản trị rủi ro lên trên mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này và chỉ nên bắt đáy với tỷ trọng vừa phải, đồng thời không nên sử dụng đòn bẩy cũng như cần tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư để chốt lời hoặc cắt lỗ kịp thời.
Theo Dân trí
Da giày, dệt may “toát mồ hôi” với bài toán nguyên liệu và ô nhiễm | |
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam vào top 5 thế giới | |
Việt Nam nhập hơn 4 tỷ USD hàng dệt may từ Trung Quốc |
-
Tin tức kinh tế ngày 30/10: Phấn đấu CPI năm 2024 không vượt quá 4%
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sửa khoản 3 Điều 15 dự thảo về hoàn thuế giá trị gia tăng
-
Động lực nào khiến giá vàng tăng "phi mã"?
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10