Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cứu sống bệnh nhi bị nhịp tim nhanh nhỏ tuổi nhất

07:05 | 08/08/2014

772 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một bệnh nhi nhỏ tuổi nhất, nhẹ cân nhất - 8 tháng, nặng 6,8kg - vừa được Trung tâm Can thiệp tim mạch và điện sinh lý, Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống. Ðây là trường hợp hiếm gặp bởi bệnh nhi được can thiệp khi còn quá nhỏ. Ðiều đáng nói là ca phẫu thuật thành công trong khi trên thế giới chỉ một số ít trung tâm có thể thực hiện kỹ thuật nói trên ở trẻ nhỏ.

Năng lượng Mới số 346

Cận kề cái chết

Cơn nhịp tim nhanh kịch phát trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau. Ngày nay với những tiến bộ của thăm dò điện sinh lý học người ta đã hiểu được các cơ chế gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các cách phân loại cơn nhịp nhanh trên thất cũng như phương pháp điều trị  hiệu quả nhất.

Bé Phạm Trung Nghĩa (8 tháng tuổi, quê Hải Phòng) được chẩn đoán và điều trị tim nhanh bẩm sinh từ khi 6 tháng tuổi. Dù đã sử dụng nhiều loại thuốc chống rối loạn tim nhanh nhưng tình trạng bệnh của bé vẫn không thay đổi. Tháng trước, các cơn tim nhanh của cháu xuất hiện nhiều hơn, gia đình phải đưa cháu nhập viện. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Cơn nhịp nhanh ở trẻ dai dẳng, diễn biến phức tạp, gây giãn và suy giảm thất trái nặng, không đáp ứng với tất cả biện pháp điều trị loạn nhịp thông thường. Bệnh nhi từng được cấp cứu nhiều lần tại bệnh viện tuyến dưới và Bệnh viện Nhi trung ương. Vì thế, để cứu sống bé, các bác sĩ quyết định chọn cách đốt triệt đường dẫn truyền bất thường trong tim gây cơn tim nhanh”.

Cuộc can thiệp kéo dài gần 2 giờ tại Trung tâm Can thiệp tim mạch và điện sinh lý với sự tham gia của các bác sĩ tim mạch, gây mê hồi sức và các kỹ thuật viên. Sau một tuần theo dõi, toàn trạng bệnh nhi đã trở về bình thường, kiểm tra lại thì không có biểu hiện tái phát cơn tim nhanh và chức năng tim trở về hoàn toàn bình thường. Hiện, chức năng tim của bé đã trở về bình thường, không có biểu hiện tái phát cơn tim nhanh.

Theo bác sĩ Hải, đây là trường hợp hiếm gặp và là bệnh nhi nhỏ và cân nặng thấp nhất được điều trị bằng kỹ thuật này tại Việt Nam. Thế giới cũng chỉ một số ít trung tâm có thể thực hiện kỹ thuật này ở trẻ nhỏ do tiềm ẩn nguy cơ tai biến và biến chứng. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh của trẻ nặng và nguy cơ tử vong cao. Thành công của ca bệnh này hứa hẹn góp phần cứu sống nhiều trẻ bị bệnh tương tự tại Việt Nam.

Cứu sống bệnh nhi bị nhịp tim nhanh nhỏ tuổi nhất

Bé Phạm Trung Nghĩa

Ðốt điện vào cuộc

Tim nhanh là bệnh do có những tổ chức, mô tim bất bình thường - có những đường dẫn truyền ở mô tim bất bình thường, hay gặp nhất ở trẻ 3 tháng sau sinh. Tần số xuất hiện cao nhất. Bệnh tái phát sau đó sớm hay muộn, tùy từng cơ thể khác nhau. Bệnh xuất hiện ở bào thai, nếu nặng sẽ dẫn đến hiện tượng phù thai, thai lưu. Ðối với trẻ em, bình thường nhịp tim đã nhanh nên cần phải phân biệt tim nhanh sinh lý và tim nhanh bệnh lý. Tim nhanh sinh lý: vận động, chơi thể thao, cảm xúc sốt, tiêu chảy, mất nước… Tim nhanh bệnh lý - nhịp tim nhanh trên thất là rối loạn nhịp hay gặp nhất ở trẻ em. Chẩn đoán tim nhanh trên thất cần căn cứ theo tần số nhịp tim và theo tuổi. Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào vì nó là bệnh bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh nhiều khi mơ hồ, không rõ ràng nên khó để bà mẹ có thể nhận biết. Thậm chí với bác sĩ đôi khi cũng không phát hiện ra hoặc nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Như trường hợp bệnh nhi đầu tiên phẫu thuật bằng phương pháp triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng radio qua đường ống thông tim.

Về bệnh nhi Phạm Trung Nghĩa, bác sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Bệnh nhi này trước đó đã được áp dụng nhiều phương pháp nhưng không có phương pháp nào tối ưu. Bệnh nhi đã sử dụng tất cả các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim hiện có, thậm chí kết hợp các loại thuốc với nhau nhưng vẫn không có hiệu quả. Bệnh nhi đã nằm viện dài ngày, nhiều khi bé bị cơn tim nhanh, rất nguy kịch, sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp cũng không kịp nên phải cấp cứu nhiều lần”. Nhận định, trường hợp của bệnh nhi sử dụng nhiều thuốc mà không có hiệu quả, sẽ dẫn đến hậu quả là buồng tim giãn ra - bệnh cơ tim thứ phát - bệnh nhân bị suy tim nặng, nếu không điều trị triệt để, nguy cơ tử vong rất cao.

Theo bác sĩ Hải, chẩn đoán bệnh tim nhanh ở trẻ cũng rất khó. Không phải loại tim nhanh nào cũng có thể chẩn đoán qua điện tâm đồ vì nhịp tim ngoài cơn nhịp tim nhanh thì diễn ra như bình thường. May mắn bắt được cơ nhịp tim nhanh đó thì có thể chẩn đoán được bệnh. Và trường hợp của bé Nghĩa là trường hợp may mắn đó. Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh cho bé, các bác sĩ quyết định điều trị cho bé bằng phương pháp đốt triệt đường dẫn truyền bất thường gây tim nhanh. Sau khi nghiên cứu điện sinh lý trong buồng tim, các bác sĩ đã xác định được nguyên nhân và cách thức gây tim nhanh. Một dây điện cực đốt triệt được đưa vào trong tim để dò tìm vị trí mô tim bất thường, sau đó năng lượng được phát ra từ máy phát sóng radio cao tần được truyền đến đầu điện cực tạo ra một nhiệt lượng làm tổn thương và vô hiệu hóa mô tim bất thường đó. Thủ phạm gây bệnh là 2 đường dẫn truyền xung điện tim bất thường nối giữa tâm nhĩ và tâm thất. Tuy nhiên, khó khăn nhất trong phẫu thuật bằng phương pháp này ở trẻ nhỏ chính là vì kích thước giải phẫu hệ tim mạch nhỏ, rối loạn nhịp gặp nhiều hơn ở những trẻ có các dị tật tim bẩm sinh nên cấu trúc tim sai lệch. Do đó, kỹ thuật này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, nếu không sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, tắc mạch, tràn khí màng phổi, tràn máu màng tim. Ngoài ra, một số trường hợp còn gây thủng cơ tim, tổn thương van tim hoặc đường dẫn truyền bình thường gây nhịp tim chậm…

Hầu hết cơn tim nhanh ở trẻ em có thể can thiệp điều trị triệt để bằng sóng cao tần, đây là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều người lớn và trẻ trên 15 tuổi. Trẻ càng nhỏ, cân nặng ít thì tim càng nhỏ, hệ tim mạch càng dễ bị tổn thương, dẫn đến nhiều di chứng. Bé Nghĩa là trường hợp nhỏ tuổi nhất, cân nặng cũng nhỏ nên để tiến hành điều trị cho bé các bác sĩ cũng cần phải chuẩn bị thêm một số thiết bị phù hợp.

Phần lớn cơn tim nhanh ở trẻ là do bất thường bẩm sinh, nếu không được điều trị triệt để bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì thế khi con có biểu hiện nghi ngờ là bệnh cơn tim nhanh, cha mẹ cần đưa con đến đúng các chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh nhi đầu tiên ở Bệnh viện Nhi Trung ương là cháu Duy ở Hải Phòng, 8 tuổi. Trước đó, Duy bị chẩn đoán nhầm là bị động kinh và suốt 2 năm liền cháu được điều trị theo phác đồ của bệnh này. Năm 2012, sau khi can thiệp bằng phương pháp đốt triệt bằng sóng cao tần đường dẫn truyền bất thường trong tim gây rối loạn nhịp tim, Duy đã ổn định.

Bệnh nhi thứ hai cũng ở Hải Phòng tên là Lê Văn Giáp. Trong 2 năm, Giáp phải nhập viện tỉnh 6 lần, được điều trị bằng thuốc nhưng kết quả không khả quan, cơn nhịp tim nhanh tái phát liên tục. Vì vậy khi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Giáp đã được phẫu thuật bằng phương pháp đốt triệt bằng sóng cao tần và sau đó thì ổn định.

Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật cho khoảng 80 cháu bằng phương pháp này. Chi phí cho một ca như thế ở nước ngoài khoảng 10.000-30.000 USD, trong khi tại Việt Nam là 50-70 triệu đồng.

Nguyễn Xuân