Cựu nhân viên CIA Edward Snowden sẽ nhận giải Nobel Hòa bình?
Theo đơn kiện, Twitter muốn chính phủ phải minh bạch hơn về những yêu cầu đòi cung cấp dữ liệu cá nhân. Theo quy định hiện hành, Twitter không thể tiết lộ một số thông tin về những yêu cầu của chính phủ đối với các dữ liệu của người dùng liên quan đến an ninh quốc gia.
Trước đó, một số hãng công nghệ lớn của Mỹ như Microsoft, Google, Facebook và Dropbox cũng từng chống lại yêu cầu của chính phủ yêu cầu giao nộp dữ liệu cá nhân của người dùng. Chính phủ Mỹ cho biết, sẽ công bố tổng số yêu cầu dữ liệu của người dùng liên quan đến an ninh quốc gia mỗi năm.
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden là một trong số những người được đề cử giải Nobel Hòa Bình
Cách đây không lâu, Yahoo từng tiết lộ thông tin gây sốc khi cho biết, Chính quyền Mỹ từng dọa phạt tập đoàn này sẽ phải trả 250.000 USD/ngày nếu họ không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin liên lạc cho hoạt động tình báo. Trưởng nhóm luật sư cố vấn của Yahoo Ron Bell cho biết, tập đoàn này đã tìm cách phản đối yêu cầu của giới chức Mỹ, song bất thành.
Theo ông Ron Bell, năm 2007, Chính phủ Mỹ đã sửa đổi Đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA), cho phép các cơ quan tình báo thu thập thông tin từ các dịch vụ trực tuyến. Việc này diễn ra sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố 2 bản ghi nhớ từ thời cựu Tổng thống George W.Bush, đề cập chi tiết về quyền hợp pháp của chính quyền trong hoạt động kiểm tra các cuộc gọi và thư điện tử của người Mỹ mà không cần giấy phép.
Theo giới truyền thông, mùa giải năm nay chứng kiến số lượng đề cử giải Nobel Hòa bình ở mức kỷ lục: 278 người được đề cử và dù danh sách này là bí mật, nhưng một số cái tên vẫn bị lộ ra ngoài, trong đó có Edward Snowden.
Được biết, Edward Snowden nhận được 2 thành viên quốc hội Na Uy đề cử nhận giải Nobel Hòa bình. Trong khi đó, ông Kristian Berg Harpviken, Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình ở Oslo (PRIO) xếp Edward Snowden đứng thứ hai, sau Giáo hoàng Francis. Trang Nobeliana.com, một trang web do các sử gia Na Uy điều hành cho rằng, 5 thành viên Ủy ban Nobel hoàn toàn có thể trao giải hòa bình cho Edward Snowden “để chứng tỏ sự độc lập của Ủy ban Nobel với chính quyền Na Uy và Mỹ”.
Trước đó (24/9), Edward Snowden nằm trong số những người được trao giải thưởng Right Livelihood 2014 của Thụy Điển, được gọi là giải Nobel nhân quyền, do nỗ lực vì tự do báo chí. Mặc dù là người được trao giải thưởng danh dự, nhưng Edward Snowden sẽ không nhận được số tiền thưởng 500.000 kronor (70.000 USD), tuy nhiên Quỹ giải thưởng Right Livelihood sẽ “tài trợ hoạt động hỗ trợ pháp lý” cho cựu nhân viên CIA. Giải thưởng Right Livelihood đã tôn vinh Edward Snowden và việc này khiến Bộ Ngoại giao Thụy Điển đau đầu. Bởi trước đó hãng RT cho biết, Thụy Sỹ đã quyết định không dẫn độ Edward Snowden sang Mỹ, nếu cựu nhân viên CIA đứng ra làm chứng chống lại các hoạt động gián điệp của NSA.
Ông Marcel Bosonnet, luật sư người Thụy Sỹ của Edward Snowden cho biết, cựu nhân viên CIA khá hài lòng với kết luận của Bộ Tư pháp Thụy Sỹ và rất quan tâm vấn đề này.
Truyền thông Đức vừa dẫn các tài liệu tuyệt mật liên quan tới một hoạt động mang mật danh Eikonal (được Chính phủ báo cáo với Ủy ban điều tra NSA của Quốc hội Đức) cho biết, Cục Tình báo nước ngoài của Đức (BND) và Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã hợp tác rất chặt chẽ và lớn hơn những gì người ta từng biết đến nay. Bởi trong giai đoạn 2004-2008, BND đã chuyển dữ liệu từ De-Cix (có trụ sở tại Frankfurt/Main, là điểm trao đổi dữ liệu internet lớn nhất thế giới với tốc độ lên tới trên 3,4 terabit/giây) cho NSA.
Ủy ban giám sát hoạt động tình báo (G-10) và Ủy ban Kiểm soát Quốc hội Đức đều không biết về việc BND chuyển dữ liệu cho Mỹ và Uỷ ban điều tra NSA đang muốn làm rõ hoạt động này.
Giới chuyên môn cho rằng, cuộc điều tra của Uỷ ban điều tra NSA có thể là nguyên nhân khiến chi nhánh CIA tại Tây Âu phải ngừng hoạt động 2 tháng để “kiểm tra và đánh giá” hiệu quả hoạt động của họ ở khu vực này. Trong thời gian này, các nhân viên CIA ở Tây Âu sẽ dừng hoạt động thu thập thông tin, cũng như tuyển dụng thành viên mới.
Tờ Tấm gương của Đức cũng tiết lộ, NSA và Cơ quan Tình báo Anh (GCHQ) có thể đã bí mật xâm nhập mạng của tập đoàn viễn thông Deutsche Telekom và một số nhà mạng khác của nước này như Netcologne có trụ sở ở Koln.
Đông Ngàn - Từ Sơn
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị