Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công nghiệp ôtô Việt Nam: Đêm trước đổi mới!

09:49 | 27/06/2011

373 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vào ngày 2662011, Thông tư số 20/2011/TTBCT (Thông tư 20) sẽ chính thức có hiệu lực. Tâm lý các nhà nhập khẩu xe ôtô tư nhân cũng đã dịu lại sau khi lãnh đạo Bộ Công Thương bày tỏ thái độ cứng rắn, quyết tâm không lùi thời hạn bất cứ ngày nào như rộ lên… tin đồn gần đây.

Thông tư 20 đúng lộ trình

Giải thích ngắn gọn, sau khi Thông tư 20 ra đời, ngoài những quy định hiện hành, các doanh nghiệp (tư thương) đang nhập khẩu ôtô còn phải nộp bổ sung 2 loại giấy tờ tương đối khó: Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng và Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện do Bộ GTVT cấp.

Một doanh nghiệp nhập khẩu có trụ sở tại Hà Nội thú nhận, đa số ôtô của họ về Việt Nam đều thu gom trôi nổi trên thị trường nước ngoài. “Tất nhiên chất lượng thì không phải nghĩ, vì công ty lúc nào cũng có người quen để kiểm xe. Chỉ có điều xuất xứ thì đúng là chúng tôi không thể kiểm soát được”.

Citroen nhanh chân nhảy vào thị trường Việt Nam giàu tiềm năng.

Để chuyển hướng sau Thông tư 20, tư thương chỉ còn tìm cách trở thành đại lý phân phối, hoặc cho những ông “Kẹ” trên thế giới chưa khai thác thị trường Việt Nam, hoặc cho những nhà lắp ráp trong nước thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA). Một số đành chấp nhận buôn bán nhỏ lẻ xe đã qua sử dụng, số đông khác thậm chí còn tuyên bố… giải nghệ để gây sức ép lên lãnh đạo ngành Công Thương.

Chị Ngọc Châm, Trưởng phòng Kinh doanh – Hoàng Huy Auto cho biết: Việc xúc tiến để trở thành nhà phân phối trên lãnh thổ Việt Nam của những thương hiệu mạnh trên thế giới cũng không hẳn đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Đặc biệt những công ty nhỏ tuyên bố giải nghệ, thực chất là âm thầm sáp nhập để tự vệ trước sóng gió thương trường. Cũng theo chị Châm, nếu tính dòng xe sang, liệt kê nhanh cũng còn khoảng vài chục nhãn mác như: Chrysler, Dodge, Cherokee, Aston Martin… chưa có đại lý phân phối trên thị trường Việt Nam. Đó là mảnh đất màu mỡ để các công ty nhập khẩu ôtô sớm chuyển đổi cơ cấu trong thời gian dài bị tồn đọng vốn nghiêm trọng.

Hiện tại, hầu hết các showroom đều vắt chân lên cổ, tranh thủ đưa xe về nước trước ngày 26-6, đồng thời đội giá xe bán gỡ vốn và găm một cơ số xe nhất định để chờ sau Thông tư 20 tính tiếp.

Sử dụng hàng chính hãng

Hân hoan chờ Thông tư 20 – chính xác thì chỉ những nhà phân phối một số thương hiệu mạnh trên thế giới mới có tâm trạng trên. Trong Hội thảo “Công nghiệp ôtô Việt Nam – Định vị từ thị trường” do Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) chủ trì mới đây, không có bất cứ doanh nghiệp nhập khẩu ôtô Việt Nam nào tham dự. Audi, BMW, Citroen, Renautl gần như độc diễn trước đông đảo khách hàng (những người có tiền – PV) và báo giới chủ nhà.

Trong bài tham luận của mình, ông Laurent Genet, Tổng giám đốc Automobile Asia – Công ty Nhập khẩu và Phân phối nhãn hàng Audi tại Việt Nam tự tin sẽ chiến thắng ở thị trường mới như Việt Nam, với vũ khí là hệ thống hậu mãi đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, Thông tư 20 chỉ là hình thức chuyển đổi nhà nhập khẩu, còn nhu cầu thực của người tiêu dùng không hề suy suyển. Nôm na thì hôm nay tất cả doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh mạnh ai nấy nhập; còn sau 26-6, chỉ có các thành viên VAMA và những doanh nghiệp nhanh chân trở thành đại lý cao cấp mới nhận được đặc quyền trên.

“Vấn đề đặt ra là người tiêu dùng Việt Nam phải được sử dụng xe có chất lượng tương đương với số tiền họ bỏ ra, tôi không biết doanh số xe hơi ở Việt Nam đi theo đường thẳng hay đường cong. Nhưng có một điều chắc chắn là nó sẽ tăng”. Ông Xavier Casin, Giám đốc điều hành AMV, Nhà Phân phối Renault tại Việt Nam nhận định. Hiện tại, “options” cho xe ở Việt Nam đều ở hạng bét so với những thị trường còn lại trên thế giới. Giải thích cho vấn đề này, ông Laurent Genet cho rằng, do chính sách thuế quan, thời tiết, cơ sở hạ tầng, thị hiếu… mà Automobile Asia buộc phải giảm bớt những tiện ích không cần thiết để đưa ra mức giá rẻ, mang tính cạnh tranh cao. Lời phân trần của ông Laurent (và rất nhiều nhà nhập khẩu đầy đủ giấy tờ khác) có vẻ khó nuốt trôi với những người tiêu dùng Việt Nam đam mê dòng xe sang?!

Ai lợi, ai thiệt, giá xe lên hay ổn định phải chờ thực tế trả lời. Tuy nhiên, sự điều tiết thị trường của Thông tư 20, để tiến tới Việt Nam có những sản phẩm nhập khẩu chính hãng; các nhà phân phối, bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng, hậu mãi đối với người tiêu dùng, đảm bảo an toàn giao thông là hoàn toàn cần thiết.

Theo Năng lượng Mới