Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân

Cởi mở hay dễ dãi, phi lý?

06:40 | 20/06/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Việc xét duyệt nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) liệu đã đúng người, đúng danh, có dễ dãi không khi thời gian xét rút ngắn nhưng số lượng nghệ sĩ được xét rất lớn? Đó là câu hỏi mà dư luận đặt ra cần có câu trả lời thỏa đáng.

1. Mới đây, NSƯT Lê Văn Thể - một trong những nghệ sĩ tài năng thuộc thế hệ đầu của ngành xiếc Việt Nam - có đơn khiếu nại gửi lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), phản ứng việc Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND của Bộ VH-TT&DL thiếu công tâm, cứng nhắc khi đánh trượt ông bằng hình thức bỏ phiếu.

coi mo hay de dai phi ly
NSƯT Xuân Bắc và NSƯT Công Lý trong chương trình “Gặp nhau cuối năm”

Ông Thể có 57 năm gắn bó với nghề xiếc, giành nhiều huy chương tại các liên hoan, cuộc thi trong nước và quốc tế. Dù đã nghỉ hưu 16 năm, nhưng ở tuổi 78, ông vẫn tham gia huấn luyện, giảng dạy cho học sinh Việt Nam và học sinh nước bạn Lào tại Trường Trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam.

Trong lần xét tặng mới đây (năm 2018), hồ sơ của ông đã bị loại với lý do chưa đạt đủ số phiếu đồng ý của Hội đồng cấp Bộ trình lên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9 theo quy định tại Nghị định 89/2014/NĐ-CP, mặc dù hồ sơ của ông đã đạt 100% số phiếu của thành viên Hội đồng cấp cơ sở.

Tuy nhiên, trường hợp của NSƯT Lê Văn Thể không phải hiếm hoi, bởi qua 8 lần xét tặng, đã có nhiều nghệ sĩ... “rớt” danh hiệu do không đủ điều kiện. NSƯT Trần Hạnh từng nhiều lần làm hồ sơ nhưng do tuổi tác đã cao, trí nhớ suy giảm, khó làm được một hồ sơ đầy đủ, chính xác. Thủ tục làm hồ sơ xin xét tặng danh hiệu NSND của NSƯT Trần Hạnh năm nay được NSND Trung Hiếu (Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội) nhiệt tình “giục giã”, bổ sung thêm.

Trước đó, dư luận cũng sửng sốt khi NSƯT Chí Trung và NSƯT Minh Hằng (Nhà hát Tuổi trẻ) bị loại khỏi danh sách xét phong danh hiệu NSND vì chưa đủ số huy chương tham gia hội diễn sân khấu. Sau sự việc này, Chí Trung chia sẻ anh cảm giác như quy chế còn mù mờ, anh đã có rất nhiều giải thưởng mà cấp Bộ vẫn nói chưa đủ thì không hiểu thế nào?

Bên cạnh những nghệ sĩ có nhiều đóng góp nhưng vẫn “lỗi hẹn” với danh hiệu, dư luận cũng đưa lên “bàn cân” những nghệ sĩ trẻ có tên trong danh sách xét tặng NSND như NSƯT Công Lý, NSƯT Xuân Bắc... Ngay khi hai nghệ sĩ này được Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu NSND, đã rộ lên những tranh cãi. Bởi những nghệ sĩ như Chí Trung, Xuân Hinh, Út Bạch Lan, Hoài Linh… lớn hơn Xuân Bắc, Công Lý về cả tuổi đời và tuổi nghề nhưng lại không có tên trong danh sách này.

2. Theo Nghị định 89/2014/NĐ-CP, nghệ sĩ được xét danh hiệu NSND khi hội đủ bốn yếu tố: Trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và các quy chế của cơ quan, tổ chức và địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên; đã được tặng danh hiệu NSƯT và có ít nhất 2 giải vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT.

Quy định này được coi là “cởi mở” so với những quy định trước. Song, chung quanh vấn đề xét tặng danh hiệu cho nghệ sĩ hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng bàn. NSND Minh Châu phân tích: Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều loại hình nghệ thuật có điều kiện tiếp cận nhanh, gần với khán giả nhưng cũng có các loại hình như Tuồng, Chèo... ít được tiếp cận với công chúng. Nếu nghệ sĩ không tham gia các live show trên truyền hình, phim truyền hình thì ít được biết tới trong khi cống hiến trong nghề rất cao. Đó là còn chưa kể tới đội ngũ đông đảo các nghệ sĩ không thuộc bất kỳ đơn vị nghệ thuật nào đang ngày đêm cống hiến cho nền sân khấu nước nhà…

Bên cạnh đó, theo ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ VH-TT&DL, cho tới đầu tháng 5-2018, Bộ VH-TT&DL đã nhận được danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của 40 tỉnh, thành phố, ngành gửi về Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Theo đúng lộ trình, việc xét tặng danh hiệu sẽ phải qua một số hội đồng xem xét và bỏ phiếu kín trước khi trình lên Chủ tịch nước. Song đâu đó vẫn dấy lên những ý kiến băn khoăn, lo ngại việc xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND có dễ dãi hay không khi thời gian xét được rút ngắn, nhưng số lượng nghệ sĩ được xét mỗi đợt đều rất lớn. Thậm chí có nghệ sĩ đã từng chua chát nhận xét: Cứ đà này nghệ sĩ bình thường sẽ không còn nữa, khi chúng ta đang có quá nhiều NSƯT, NSND.

Đồng thời, việc rút ngắn thời gian phong danh hiệu từ 5 năm một đợt xuống 3 năm rồi 2 năm, trong khi các kỳ, cuộc liên hoan hội diễn ngày một dày, chỉ tiêu huy chương vàng cũng vì thế mà dễ dàng hơn rất nhiều. Dường như có gì đó phi lý trong bối cảnh sân khấu đang thưa vắng người xem, sự tác động với xã hội ngày một ít đi, các nghệ sĩ được vinh danh ít người biết tới?

Rõ ràng, để tìm kiếm cái chuẩn cho các nghệ sĩ hoàn toàn không dễ dàng. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận, đó là giá trị cao nhất và là thước đo trung thực nhất đối với lao động sáng tạo của nghệ sĩ là sự thăng hoa trong lòng công chúng thông qua các tác phẩm, vai diễn của họ. Những cái danh không đúng với bản chất có khuyến khích cho sự sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật?

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều loại hình nghệ thuật tiếp cận nhanh, gần với khán giả nhưng cũng có các loại hình như tuồng, chèo... ít được tiếp cận với công chúng. Nếu nghệ sĩ không tham gia các live show trên truyền hình, phim truyền hình thì ít được biết tới trong khi cống hiến trong nghề rất cao.

K.An