Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cổ động viên nước nào "hiếu chiến" nhất thế giới?

19:53 | 14/06/2016

3,708 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Côn đồ bóng đá cũng có "giải vô địch" của mình, ăn theo các giải đấu lớn như Euro hoặc World Cup. Những “trận đấu” của “giải côn đồ” thường là đẫm máu. Các nhà chức trách Pháp đã “xếp hạng” thứ bậc côn đồ của fans bóng đá châu Âu.

Nạn cô đồ luôn làm đau đầu các nhà tổ chức những giải bóng đá hiện đại. Nhằm tăng cường bảo vệ an ninh tại Euro 2016, 180 chuyên gia chống bạo động từ nhiều nước khác nhau, trong đó có Nga, đã đến Pháp để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, với mục tiêu chính - trợ giúp cảnh sát Pháp xác định các fan hâm mộ cực đoan nhất từ ​​đất nước của họ, đó là những kẻ chủ mưu của các vụ bạo loạn.

co dong vien nuoc nao hieu chien nhat the gioi

Hooligan Anh không ngại choảng nhau với cảnh sát ngay trên sân

1. Anh

Nước Anh vừa là quê hương của bóng đá vừa là nơi sản sinh nạn côn đồ bóng đá. Những vụ ẩu đả giữa các fans được ghi nhận ở Anh từ cuối thế kỷ 19, nhưng các hình thức hiện tại của hooligan bóng đá thì bắt đầu hình thành ở xứ sở sương mù vào những năm 1950. Vào giữa thập niên  1960, trên khán đài các sân vận động Anh luôn có khoảng 70% khán giả tự nhận mình ưa thích bạo lực bóng đá. 50% số trận đấu kết thúc trong những cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa các fans.

Thói bạo lực của fans Anh đạt đỉnh điểm vào giữa những năm 1980, với bi kịch tại sân vận động Heysel ở Brussels. Trong trận chung kết Cúp C1 giữa đội Liverpool của Anh và Juventus của Ý ngày 20/5/1985, fans Anh đã gây cuộc bạo loạn khiến 39 người thiệt mạng và hơn 600 người bị thương.

Do bi kịch này mà tất cả các câu lạc bộ của Anh bị cấm thi đấu trên các đấu trường châu Âu trong 5 năm. Các nhà chức trách Anh đã cương quyết áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất chống lại côn đồ bóng đá, kết quả là làn sóng bạo lực có chiều thuyên giảm.

Thuyên giảm chứ không phải bị dập tắt hoàn toàn. Cảnh sát Anh đã phải thành lập bộ phận chuyên theo dõi và trừng trị các hooligan bóng đá. Mới đây, hồi đầu tháng 5, fans của đội bóng thành London West Ham đã dùng vỏ chai tấn công chiếc xe chở các cầu thủ của đội Manchester United sau trận đấu giữa hai đội.

Bị theo dõi quá chặt và trừng trị quá nặng ở quê nhà, fans Anh tìm dịp chứng tỏ mình mỗi khi các CLB hoặc đội tuyển Anh ra thi đấu ở nước ngoài.

 Chẳng hạn tại Euro 2000 diễn ra tại Bỉ và Hà Lan, fans Anh lại đụng độ với cảnh sát Bỉ do nhà chức trách nước này ra lệnh đóng cửa các quán rượu yêu thích của họ. Họ phá cửa xông vào quán, dùng chai lọ tấn công các cảnh sát đang bao vây bên ngoài. Chai vỡ, rượu chảy như suối. Cảnh sát buộc phải dùng hơi cay và dùi cui để khống chế họ. Hơn 300 fans Anh bị bắt giam.

Nhưng ngay ngày hôm sau, các fans cuồng của Anh lại choảng nhau với cổ động viên Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng chục người bị thương, trong đó một fans Anh bị đâm thủng bụng.

Trước thềm World Cup 2006 ở Đức, cảnh sát Anh đã tịch thu hộ chiếu của 3.500 fans Anh để họ không thể đi ra nước ngoài, tuy nhiên các fans “lọt lưới” sang được Đức đã “đấu võ” với fans Đức tại Frankfurt và Stuttgart. Kết quả là hơn 100 fans Anh bị bắt giam.

Những trận hỗn chiến giữa fans Anh với dân địa phương Marseilles và với fans Nga mấy hôm gần đây cho thấy tình hình không có gì thay đổi. Các fans Anh say còn hát lè nhè ca ngợi IS.

2. Nga

Từ giữa thập niên 1990, nạn côn đồ bóng đá bắt đầu bùng phát ở Nga. Chuyện các fans nện nhau trên khán đài hay bên ngoài sân vận động trở nên thường xuyên như cơm bữa.

Có một điều rất lạ lùng là fans Nga của cùng một đội bóng vẫn có thể đánh nhau chí tử.

Ngày 9/6/2002 tại Quảng trường Manege ở Moscow phát sóng trận đấu World Cup giữa hai đội tuyển Nhật Bản và Nga. Sau khi trận đấu kết thúc với sự thất bại của đội Nga, người hâm mộ đã nổi loạn do tranh cãi về quyết định của trọng tài, kết quả là 79 người bị thương, trong đó có 49 người phải nhập viện, một người chết vì bị đâm dao. Ngoài ra, có hơn 100 chiếc xe hơi bị đập nát, 36 cửa hàng bị đập tan cửa kính mặt tiền, nhiều chiếc xe buýt hư hại.

Các CLB bóng đá của Nga cũng khốn khổ chịu nhiều án phạt trên đấu trường quốc tế chỉ vì các fans của mình. Năm 2014, trong khuôn khổ Champions League, đội CSKA bị buộc phải thi đấu trên sân không có khán giả sau khi ở trận làm khách trên sân AS Roma, fans Nga đã đánh nhau kịch liệt với các “đồng nghiệp” Ý và cả với cảnh sát sở tại.

Ở Euro 2012, fans Nga cũng đụng độ nhiều lần với fans Ba Lan. Các cuộc đụng độ bạo lực nhất được ghi nhận ở Warsaw và Wroclaw. Vào ngày của trận đấu Nga - Ba Lan tại Warsaw, fans Nga đã tổ chức một cuộc diễu hành trên đường phố thủ đô Ba Lan và bị fans Ba Lan tấn công. Cảnh sát đã bắt giữ 184 người, hầu hết là fans Ba Lan. Điều thú vị ở chỗ chính quyền địa phương (là nước chủ nhà) xác nhận rằng chính người Ba Lan khởi xướng vụ đụng độ.

Hồi tháng 9 năm 2015, tại Kishinev (thủ đô Mondavia), fans Nga cũng đã đánh nhau với fans sở tại trong trận đấu giữa hai đội tuyển Mondavia – Nga. Hàng chục người bị thương. Những kẻ khởi xướng bị bắt giữ. Chính vì sự kiện này, ngay ngày hôm sau, UEFA đã đưa fans Nga vào danh sách các fans “hung hăng”.

co dong vien nuoc nao hieu chien nhat the gioi
Một cảnh hỗn loạn trên khán đài

3. Ba Lan

Kế tiếp Nga trong “danh sách đen” là Ba Lan. Như với hầu hết côn đồ bóng đá khác từ Đông Âu, hệ tư tưởng của fans Ba Lan trùng hợp với tư tưởng của các nhóm cánh hữu, điều này giải thích sự lựa chọn "kẻ thù" của họ. “Kẻ thù không đội trời chung” của fans Ba Lan là fans Đức, Nga và Ukraina.

Fans Ba Lan sẵn sàng đưa dao, gậy bóng chày và các loại hung khí khác vào cuộc. Các cuộc đụng độ với fans Nga vào năm 2012 chỉ là một tình tiết nhỏ trong “sự nghiệp” hung hãn của họ. Cần biết rằng chỉ trong năm 2011 và chỉ trong một cuộc hỗn chiến giữa fans của hai câu lạc bộ địa phương ở Krakow là Cracovia và Wisla, đã có vài chục người thiệt mạng.

Đánh nhau trong nước chưa đã, fans Ba Lan ưa ra nước ngoài “tỉ thí”. Thí dụ, trong năm 2015, một nhóm fans Ba Lan đã sang Ý để hợp sức sức cùng fans của Lazio đánh nhau với fans của AS Roma.

Tháng 10/2015, fans Ba Lan còn kéo sang Manchester để “tính sổ” với fans của đội bóng Tây Ban Nha Sevillia lúc đó đang thi đấu với MU.

Hồi tháng 8/2015, fans Ba Lan đã kéo sang Ukraine để ủng hộ đội nhà Leguia đấu với đội Zarye của Kiev và gây ra một cuộc ẩu đả lớn, khiến ngay cả nghị sĩ Ukraine là Andrei Antonyshak cũng bị đánh bầm dập. Họ còn ngang nhiên đốt cờ Ukraine ngay tại trung tâm thủ đô nước này.

Hiện cảnh sát Pháp cũng đang tập trung chú ý vào fans Ba Lan tại Euro 2016.

4. Ukraine

Hooligan bóng đá Ukraine là một trường hợp đặc biệt. Hiện nay, tình trạng bạo lực và "máu lạnh" của họ được hiển thị trên vị trí hàng đầu ở châu Âu. Các "thành tích quốc tế" của họ đang tăng trưởng nhanh chóng.

Hồi mùa thu năm 2015, khắp châu Âu dậy làn sóng công phẫn về việc các cổ động viên da đen bị đánh nhừ tử trong trận Dinamo Kiev – Chelsea gặp nhau tại Kiev trong khuôn khổ Champions League.

Trước đó, fan Ukraine của đội Dnepr ở Kiev đã tấn công người hâm mộ của CLB Pháp Saint-Etienne, đánh tơi tả fans Đan Mạch của đội Copenhagen bởi vì họ đã trưng ra một lá cờ Nga.

Kể từ sau năm 2014, fans Ukraine thường xuyên thực hiện những hành động mang tính chất chính trị, thường xuyên xúc phạm tới những gì liên quan đến Nga và công khai hô những khẩu hiệu đề cao chủ nghĩa phát xít.

Hiện chính quyền Pháp đang thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế fans cuồng Ukraine.

5. Thổ Nhĩ Kỳ

Fans bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ cũng “gặt hái” rất nhiều tai tiếng. Năm 2000, vào đêm trước của trận đấu bán kết Cup UEFA giữa CLB Anh Leeds United và Galatasaray của Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul, hai người hâm mộ Anh đã bị giết chết bằng dao, hơn một chục người bị thương.

Việc fans Thổ sử dụng dao trong những cuộc giao tranh diễn ra thường xuyên. Bạo loạn liên tục xảy ra ở các sân vận động trong các trận đấu của giải vô địch quốc gia, với con số tử vong rất cao.

Năm 1998, trong trận đấu mở màn mùa bóng đá, fan hâm mộ câu lạc bộ Fenerbahce đã chạy hẳn ra sân cỏ với một tay cầm lá cờ của đội bóng yêu thích và tay kia cầmmột con dao. Người này vung dao đe dọa các cầu thủ của đội đối phương rồi cắm lá cờ ở giữa sân.

Vào mùa xuân năm 2015, giải vô địch bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ đã bị gián đoạn trong một tuần sau khi chiếc xe chở các cầu thủ câu lạc bộ Fenerbahce tới sân bay Trabzon sau trận đấu với Rizespor bị bắn bằng đạn ria.

Trong tháng 11/2015, trước khi diễn ra trận đấu giữa hai đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, trong phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại Paris, các fans của đội Thổ Nhĩ Kỳ đã la ó và hét lên "Allahu akbar!".

Được biết, cảnh sát Thổ luôn xử nhẹ tay với các fans bóng đá.

6. Đức

Đội tuyển Đức có nhiều thành tích cao trong bóng đá quốc tế, vì thế cổ động viên Đức luôn tràn ngập khán đài các sân cỏ châu Âu, trong số đó có không ít hooligan.

Như đã nói, fans Đức thường xuyên gây hấn với fans Anh (có thể do tư tưởng phục thù sau hai cuộc thế chiến chăng?).

Không chỉ thế, fans Đức còn thường đánh đấm lẫn nhau chí tử. Hồi tháng 3/2015, trận đấu giữa hai đội bóng thành Berlin là Union và Dinamo đã phải hủy bỏ vì fans của hai đội choảng nhau dữ dội. Kết quả, 175 cổ động viên gây rối bị bắt, 112 cảnh sát bị thương.

Trong tháng 2 năm 2016, bạo loạn xảy ra sau trận đấu giữa hai CLB Schalke 04 và Wolfsburg. Fans của hai đội đã tấn công cảnh sát bằng chai bia và gạch đá, khiến 23 nhân viên thực thi pháp luật bị thương.

Đối với đội tuyển Đức, họ luôn bị áp lực luôn phải thắng để không làm cho fans của họ đau buồn.

Khi đội tuyển Đức thua Tây Ban Nha trong trận chung kết Euro 2008, tại Đức dậy lên một làn sóng bất ổn. Fans đập vỡ kính các cửa hàng, đật nát những chiếc xe hơi đậu bên đường, đốt các thùng rác và tấn công cảnh sát. Một số nhân viên cảnh sát bị thương.

Thiện Tâm

RIA Novosti