Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Có bảo vệ rừng làm ngơ, tiếp tay lâm tặc

11:03 | 22/08/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Một số người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng đã làm ngơ, tiếp tay cho việc phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản - Chánh án TAND tỉnh, ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Duy Hữu, người từng lên tiếng kêu cứu cho rừng Tây Nguyên tại QH, chia sẻ với VietNamNet.

Thưa ông, đã có nhiều vụ phá rừng bị cơ quan pháp luật đưa ra ánh sáng, trong đó có những đối tượng xâm hại rừng là người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Nhận định của ông?

Tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép vẫn diễn biến phức tạp và tập trung chủ yếu tại các khu vực rừng tự nhiên, khu vực biên giới, vùng giáp ranh, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng. Một số nơi chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác phát triển, bảo vệ rừng, nhất là đất rừng chưa có chủ; một số cơ quan chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ rừng.

Thậm chí, một số nơi ngay khu vực rừng bị phá hoại có lực lượng chức năng đóng chốt, kiểm soát nhưng do lợi ích cục bộ nên một số người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất đai trái phép.

Một số lý do dẫn đến tình trạng trên:

+ Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tuy nhiên một số quy định pháp luật đã được ban hành từ lâu, hiện đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, tạo kẽ hở; chính những người thực thi pháp luật lợi dụng kẽ hở để lách luật. Chúng ta cũng chưa có nhiều cơ chế thật sự hiệu quả để xử lý triệt để các vi phạm.

+ Công tác quản lý và bảo vệ rừng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, khó khăn phức tạp và không kém phần nguy hiểm nhưng quy định đãi ngộ dành cho các cán bộ công nhân viên chức trong lĩnh vực này còn thấp.

Một số cán bộ, công chức suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, sa sút về phẩm chất, lối sống; lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi.

co bao ve rung lam ngo tiep tay lam tac
Chánh án TAND tỉnh, ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Duy Hữu

Báo chí tích cực phanh phui chuyện phá rừng

Trong nhiều vụ phá rừng, việc điều tra, phát hiện, đưa ra ánh sáng phải kể đến báo chí. Cụ thể như phá rừng pơ mu ở cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam), ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), phá rừng ở khu vực lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 5 (Lâm Đồng).… Ông đánh giá vai trò của báo chí trong việc này như thế nào?

Trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, báo chí đã thể hiện vai trò tích cực.

Báo chí đã góp phần công bố những thông tin do nhân dân cung cấp, những thông tin do chính cơ quan báo chí tìm hiểu, điều tra phát hiện về những vụ việc vi phạm pháp luật quản lý, bảo vệ rừng.

Thông tin kịp thời công tác điều tra, xử lý các hành vi phạm pháp luật quản lý, bảo vệ rừng.… Thực tế cho thấy nhiều vụ phá rừng được phát hiện như ở Quảng Nam, ở Nghệ An, Lâm Đồng… có phần đóng góp rất lớn của báo chí.

Báo chí có vai trò ngày càng lớn trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quản lý, bảo vệ rừng; góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Ông nhìn nhận như thế nào về việc xử lý khi các vụ phá rừng quy mô lớn bị phát hiện?

Thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ phá rừng với quy mô lớn, mất rừng và sai phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, khi bị phát hiện thì việc xử lý còn gặp nhiều vấn đề.

Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng, rừng được phân chia thành 3 loại theo mục đích sử dụng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) kéo theo đó là sự hình thành các tổ chức quản lý theo từng loại rừng. Nhiều cánh rừng nguyên sinh được giao cho các ban quản lý rừng phòng hộ, vườn quốc gia quản lý nhưng lại chưa có cơ chế hữu hiệu để quản lý hiệu quả hoạt động của các đơn vị này.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật còn chồng chéo trong cơ chế hoạt động, quản lý, chức năng nhiệm vụ bảo vệ rừng giữa các lực lượng kiểm lâm với ban quản lý rừng phòng hộ, vườn quốc gia… đã thu hẹp vai trò của các đơn vị; không phát huy được hiệu quả hoạt động bảo vệ rừng.

Chính sự chồng chéo trong cơ chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ bảo vệ rừng nên việc xử lý khó triệt để, chưa có cơ chế hiệu quả; dẫn đến việc khó xác định được một cách rành mạch trách nhiệm của từng đơn vị khi xảy ra các vi phạm.

Các quy định của luật Bảo vệ và phát triển rừng còn chung chung, thiếu cụ thể, còn mâu thuẫn, chồng chéo với khoảng gần 100 văn bản dưới luật để hướng dẫn áp dụng; mâu thuẫn, chồng chéo với một số luật chuyên ngành như luật Đất đai và luật Đa dạng sinh học.

Quy định của bộ luật Hình sự hiện hành về các tội phạm liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất. Nhiều hành vi chưa được BLHS điều chỉnh; một số điều luật quy định các loại tội phạm này chưa cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm, dễ nhầm lẫn. Việc áp dụng quy định của BLHS trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử còn gặp vướng mắc.

Do đó, việc xử lý các vụ phá rừng gặp không ít khó khăn. Để có thể xử lý tốt các vụ việc này, cần có sự giám sát chặt chẽ của nhân dân; các cơ quan truyền thông; cần có các biện pháp xây dựng các chế tài hiệu quả hơn; gắn trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Đồng thời cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng một cách thống nhất, chặt chẽ; đảm bảo tính khả thi.

Mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh quan trọng.

Đây chính là biện pháp quyết liệt giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng.

Trùng Dương

Vietnamnet