Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nghệ An: Nhức nhối nạn phá rừng tại huyện nghèo

06:40 | 16/04/2022

104 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, Nghệ An liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng nhằm mục đích lấy đất trồng keo, khiến chính quyền và ngành chức năng đau đầu.

3 tháng, 27 vụ vi phạm lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng chức năng phối hợp với các xã, thị trấn phát hiện 27 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, có 26 vụ xử lý hành chính (phá rừng trái pháp luật 21 vụ, khai thác rừng trái pháp luật 2 vụ, vi phạm gây cháy rừng 1 vụ, 2 vụ vi phạm khác). Tổng số gỗ bị tịch thu hơn 6,3m3, xử phạt hơn 125 triệu đồng.

Có một vụ được cơ quan chức năng đề nghị chuyển xử lý hình sự, xảy ra tại bản Cướm, xã Diên Lãm.

Nghệ An: Nhức nhối nạn phá rừng tại huyện nghèo - 1
Đây là một trong số 21 cây lim xanh tại xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu bị cắt bỏ gây xôn xao dư luận.

Những địa phương xảy ra các vụ chặt phá rừng gồm: Bản Chàng Piu (xã Châu Thuận), bản Nông Trang (xã Châu Bính), bản Khun (xã Châu Hội) và xã Châu Nga. Những vụ chặt phá, tàn sát khiến rừng tự nhiên bị mất và suy kiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái.

Riêng vụ 21 cây gỗ lim thuộc khu vực rừng lim bảo tồn ở bản Hội 1, xã Châu Hội, chính quyền địa phương và kiểm lâm Quỳ Châu đều khẳng định là thuộc khu vực rừng trồng, nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, không thuộc trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm.

Ông Lê Xuân Đình, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu cho biết, 21 cây gỗ lim xanh bị khai thác tại thửa đất số 592 khoảnh 13 tiểu khu 177, tờ bản đồ số 3 thuộc bản Hội 1, xã Châu Hội. Đây là khu vực rừng cộng đồng của bản Hội 1 trồng và chăm sóc cách đây 33 năm, diện tích 3ha với khoảng 250 cây lim.

Nghệ An: Nhức nhối nạn phá rừng tại huyện nghèo - 2
21 cây lim xanh tại xã Châu Hội trước khi chặt đã được lập hồ sơ, báo cáo.

Từ năm 2019, do có chủ trương bảo tồn các giống cây bản địa trên địa bàn, cũng như xu hướng phát triển du lịch cộng đồng nên UBND huyện trích kinh phí (3 triệu đồng) cho UBND xã Châu Hội quản lý, chăm sóc.

"Ngày 6/4 vừa qua, dư luận phản ánh việc chặt hạ 21 cây rừng tại đây. Sau khi xác minh, chúng tôi khẳng định 21 cây lim xanh này đã được xã Châu Hội lập phương án và báo cáo xin khai thác. 21 cây lim này được xác định do sâu đục thân gây hại, chết héo và gãy đổ. Qua đối chiếu tọa độ, ngoài 21 cây lim xanh được khai thác trùng khớp với hồ sơ thiết kế được duyệt, có một gốc chưa đúng với vị trí, tọa độ trong hồ sơ. Việc này, huyện đã chỉ đạo UBND xã Châu Hội xác minh giải trình, làm rõ để có căn cứ kết luận", ông Đình cho biết thêm.

Còn theo biên bản được lập ngày 4/4, rừng ở thung Túm Lụm, thuộc lô 16 khoảnh 4 và lô 3 khoảnh 3 tiểu khu 171, thuộc địa phận Bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính bị phá là rừng sản xuất, rừng có núi đá nghèo kiệt, trữ lượng 19,599m3/ha. Qua đo đếm, khu vực rừng bị chặt phá có 95 cây gỗ bị đốn hạ; trữ lượng rừng/diện tích chặt phá là 15,287m3; trữ lượng cây rừng bị thiệt hại/diện tích chặt phá là 7,196m3; chưa phát hiện đối tượng vi phạm.

Lấn đất rừng... do phong tục tập quán?

Trước tình trạng chặt phá rừng trên địa bàn được xem là "điểm nóng", lãnh đạo huyện Quỳ Châu giải thích, hiện đang là thời điểm vào mùa phát rẫy của đồng bào dân tộc nên rất khó kiểm soát.

Ông Vương Quang Minh - Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu khẳng định, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn luôn được quan tâm, đặt lên hàng đầu nên Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giữ rừng vẫn còn khó khăn, thậm chí khó kiểm soát, nhất là từ đầu năm 2022 đến nay tình trạng phá rừng đã có thêm những dấu hiệu phức tạp.

Nghệ An: Nhức nhối nạn phá rừng tại huyện nghèo - 3
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳ Châu có mặt tại hiện trường kiểm tra vụ phá rừng tại thung Túm Lụm, bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính.

"Sau khi thực hiện việc giao đất, giao rừng của UBND tỉnh Nghệ An tới người dân trên địa bàn, họ cho rằng trên đất thuộc quyền quản lý của người dân, muốn làm gì thì làm. Do đó, chúng tôi đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chuyên môn tuyên truyền để người dân hiểu rõ vai trò của chủ rừng khi được Nhà nước giao đất gắn liền với giao rừng", ông Vương Quang Minh nói.

Còn ông Nguyễn Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu khẳng định, việc liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng trên địa bàn có nhiều nguyên nhân, một phần do phong tục tập quán. Sau khi được giao đất, giao rừng, người dân muốn mở rộng một ít để trồng rừng nguyên liệu, phát triển kinh tế.

Nghệ An: Nhức nhối nạn phá rừng tại huyện nghèo - 4
Dân lập lán để tổ chức phát rừng tại thung Túm Lụm, bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu.

"Hiện chúng tôi đã chỉ đạo các chủ rừng tự ý chuyển nhượng, đổi rừng bất hợp pháp, hoặc tự ý phát, đốt rừng tự nhiên, khai thác, chặt phá, làm cháy rừng thì lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. Từ đầu năm đến nay, huyện đã chỉ đạo và đề nghị công an huyện xử lý hình sự một vụ hủy hoại rừng xảy ra tại bản Cướm, xã Diên Lãm", ông Nguyễn Thanh Hoài cho biết.

Bên cạnh đó, UBND huyện Quỳ Châu đang chỉ đạo Công an huyện này tiếp tục tập trung điều tra, xác minh đối tượng đã thực hiện hành vi phá gần 8.000m2 rừng ở thung Túm Lụm, bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính.

Nghệ An: Nhức nhối nạn phá rừng tại huyện nghèo - 5
Công an địa phương khẩn trương điều tra, xác minh đối tượng đã thực hiện hành vi hủy hoại gần 8.000m2 rừng sản xuất tại thung Túm Lụm, bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính.

"Ngoài việc đề xuất xử lý hình sự, huyện chỉ đạo thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật khi phát hiện những sai phạm", ông Nguyễn Thanh Hoài khẳng định.

Được biết, từ đầu năm 2022 đến nay, UBND huyện Quỳ Châu đã phát hiện 18 cá nhân vi phạm liên quan đến rừng và đã đề nghị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và rừng, trong đó xã Châu Phong có 2 người, xã Châu Hoàn 2 người, xã Châu Hội 6 người, xã Châu Hạnh 2 người, xã Châu Thuận 4 người...

Theo Dân trí

Xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Lâm ĐồngXử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Lâm Đồng
Phú Thọ: Xử lý nhiều cá nhân sau vụ phá rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Xuân SơnPhú Thọ: Xử lý nhiều cá nhân sau vụ phá rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn
10 năm, hơn 22.000 ha rừng tại 4 lâm trường bị tàn phá10 năm, hơn 22.000 ha rừng tại 4 lâm trường bị tàn phá