Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cơ bản khống chế dịch tả lợn châu Phi

15:11 | 12/03/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tin từ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến nay chưa có ổ dịch nào mới phát hiện qua 30 ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tại Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Bệnh DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng. Đặc biệt không gây bệnh cho các loài động vật khác và gây bệnh cho người. Dịch bệnh này có khả năng lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho các hộ, doanh nghiệp chăn nuôi do lợn bệnh bị chết 100%.

co ban khong che dich ta lon chau phi
Người chăn nuôi lợn cần nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng chăn nuôi.

Vi rút gây bệnh DTLCP có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn, lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe, từ sản phẩm lợn mang mầm bệnh hoặc gián tiếp qua các loài trung gian như ve mòng, muỗi, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư… Thậm chí lây bệnh từ các phương tiện vận chuyển, thức ăn gia súc, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người.

Hiện nay thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị bệnh DTLCP.

Tính đến ngày 10/3/2019, DTLCP đã xảy ra tại 136 xã, 37 huyện của 13 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bệnh phát hiện và tiêu hủy lên đến 14.368 con. Trong đó, tại các tỉnh thành phố có nhiều lợn bệnh nhất là Thái Bình, Hải Phòng và Hưng Yên.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 1.424 mẫu giám sát, trong đó dương tính với 644 mẫu. Đáng chú ý trong 489 mẫu giám sát tại các hộ xung quanh hộ có lợn bệnh chỉ có 11 mẫu dương tính.

Theo thông báo mới nhất của Bộ NN&PTNT thì cơ bản đã khống chế được DTLCP, đến nay chưa có ổ dịch mới nào qua 30 ngày theo quy định tại Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP.

Bộ NN&PTNT đã chỉ ra một số tồn tại, bất cập trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đáng chú ý là từ cuối năm 2018 đến nay, một số địa phương đã thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y cấp tỉnh thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, cơ quan thú y cấp huyện được sáp nhập thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trong động vật nuôi bị đình trệ, không hiệu quả, có nhiều tổn hại bất cập như không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không triển khai các biện pháp kiểm dịch xuất nhập vào địa bàn cấp tỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm…

Mặt khác, giá hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy quá thấp so với giá thị trường (38 ngàn đồng), có những địa phương cá biệt chỉ 27 ngàn đồng. Trong khi đó thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng, nhiều thủ tục nhiêu khê, bất khả thi như lợn nuôi phải đăng ký, khai báo… khiến người dân bán “chạy” lợn bệnh, lợn nghi bệnh và không báo cho chính quyền địa phương kịp thời xử lý.

co ban khong che dich ta lon chau phi
Các cơ quan chức năng tiêu hủy lợn sống nhập lậu vào Việt Nam.

Mặt khác, hóa chất dập dịch, phòng dịch phải mua bán theo hình thức đấu thầu, mất nhiều thời gian, góp phần ảnh hưởng lớn đến sự phát tán dịch bệnh. Đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng, dẫn đến sử dụng hết cả lượng hóa chất dự phòng của các địa phương cần phải đấu thầu mua hóa chất mới.

Về chế độ thù lao cho cán bộ, người dân tham gia dập dịch cũng gặp nhiều vấn đề do không công bố kinh phí, mức trả thù lao hoặc có công bố nhưng thù lao quá thấp so với chi phí thực tế nên dẫn đến tình trạng người tham gia dập dịch ngại hoặc không tham gia triển khai các hoạt động phòng, chống, nhất là khi cần phải thực hiện chống dịch trong thời gian dài. Dẫn đến thiếu nhân lực nghiêm trọng.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế DTLCP, đồng thời hướng dẫn các địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, kịch bản cụ thể theo “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP”.

Tùng Phong

co ban khong che dich ta lon chau phi Nam Định là tỉnh thứ 13 có ổ dịch tả lợn châu Phi
co ban khong che dich ta lon chau phi 12 tỉnh phía Bắc ghi nhận dịch tả lợn châu Phi
co ban khong che dich ta lon chau phi Hà Nội phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 4
co ban khong che dich ta lon chau phi Ăn thịt lợn mắc dịch tả lợn châu Phi có làm sao?
co ban khong che dich ta lon chau phi TP HCM ngưng nhập lợn từ các tỉnh phía Bắc
co ban khong che dich ta lon chau phi Chống dịch phải như chống giặc