Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyện khó tin nhưng có thật (số 112): Bà nội chồng tôi đã sống một cuộc đời giông bão

15:00 | 26/08/2015

2,518 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chứng kiến các cuộc họp gia đình, họp họ mạc, rồi dần dần tiếp xúc với các bác ở trong gia đình bên chồng, tôi mới tỏ tường về một câu chuyện tình tay ba vô cùng éo le và cảm động nhưng cũng chứa đựng nhiều nỗi đau xót trần ai của ông bà nội sinh ra bố chồng tôi...
Chuyện khó tin nhưng có thật (số 104): Chuyện đời éo le của bà nội (Kỳ 2)
Chuyện khó tin nhưng có thật (số 103): Chuyện đời éo le của bà nội (Kỳ 1)

Tôi xin kể lại một câu chuyện có thật trong gia đình mình. Một câu chuyện trong vô vàn những câu chuyện khó tin, nhưng vẫn xảy ra và tồn tại đâu đó trong cuộc sống ai đó, và trong thế giới rộng lớn này.

Cũng xin được tâm sự thêm, động lực để tôi viết ra câu chuyện này bắt đầu từ câu chuyện cảm động về một gia đình mà người chồng đồng ý cho người vợ thờ cúng ảnh người yêu cũ trên ban thờ nhà mình ngay cả khi người yêu cũ của vợ mình vẫn còn sống. Đến khi vợ mình đã khuất núi, trên ban thờ gia tiên người chồng hiện tại vẫn thờ ảnh của vợ mình và người yêu cũ của vợ để song song bên nhau. Mỗi lần giỗ chạp, ai đến thắp hương cũng chứng kiến câu chuyện tình tay ba cảm động và mối duyên tình không trọn vẹn của vợ với người yêu cũ.

Câu chuyện này đã đăng ở trên ANTG Giữa tháng số đầu tháng 7/2015 vừa qua khiến cho tôi càng thêm mạnh dạn để chia sẻ ra đây câu chuyện của các cụ nhà chồng mình.

Ngày xưa gia đình chồng tôi khi cưới tôi về cho con trai, họ vẫn mặc cảm và giấu tôi cũng như họ hàng thông gia câu chuyện của các cụ nội, dù câu chuyện đã xảy ra quá lâu trong quá khứ, nó là thời của các cụ để lại. Nhưng dù là quá khứ xa đi chăng nữa, thì nó vẫn tồn tại vững bền, sừng sững không thể nào mất đi, hay cũng như không ai có thể xóa nhòa phủ bụi trong gia phả và họ hàng thân tộc họ Trần của chồng tôi. Khi tôi về làm dâu thì những nhân vật chính trong câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây đã thành người thiên cổ cả. Nhưng hằng ngày tôi vẫn được chứng kiến bức ảnh thờ cả ba người trên bàn thờ họ Trần.

Tôi rất lấy làm lạ lùng. Sau này được chứng kiến các cuộc họp gia đình, họp họ mạc, rồi dần dần tiếp xúc với các bác ở trong gia đình bên chồng, tôi mới tỏ tường về một câu chuyện tình tay ba vô cùng éo le và cảm động nhưng cũng chứa đựng nhiều nỗi đau xót trần ai của ông bà nội sinh ra bố chồng tôi.

Kính thưa các anh các chị! Mùa vu lan đang về, tôi xin phép hương hồn bố chồng tôi, các cụ bên nhà chồng, chồng tôi và họ hàng bên nội, được thay mặt những người đã thành thiên cổ kể lại câu chuyện cảm động này cho con cháu với một mục đích cho con cháu hiểu hơn về những bí ẩn trong quá khứ của các cụ để lại. Cũng là để minh oan và dẹp bỏ những đồn thổi ảnh hưởng xấu đến các con cháu sau này.

Cụ nội của chồng tôi sinh được 6 người con, hai trai đầu và 4 gái sau. Trước khi đi bộ đội, tham gia phong trào toàn quốc kháng chiến, ông nội chồng tôi đã lập gia đình. Cuộc hôn nhân vội vàng được cha mẹ sắp đặt cho người con trai cả trước khi đi kháng chiến không phải bắt nguồn từ tình yêu đôi lứa mà do cha mẹ hai bên. Thời của ông bà cụ kỵ chúng tôi, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Ông nội của chồng tôi tham gia kháng chiến chống Pháp. Những lần về phép vội vã, những lần vợ chồng gần gũi, ông bà đã có với nhau được hai cậu con trai, trong đó người con trai cả chính là bố chồng tôi lúc bấy giờ. Khi ông nội của chồng tôi đi kháng chiến được 3 năm thì em trai ông nội cũng lên đường tham gia cách mạng. Hai anh em hoạt động chiến đấu đã có dịp gặp nhau chớp nhoáng ở chiến trường Điện Biên Phủ. Anh em gặp nhau mừng tủi.

Trong câu chuyện, người anh đã tâm sự với em trai rất nhiều trong đó có câu, nếu sau này chẳng may anh hy sinh, không thể trở về với bố mẹ, với chị dâu và các cháu, em mà còn sống thì dù làm gì ở đâu cũng nhớ thay anh giúp đỡ chị dâu và các cháu. Nhớ chăm sóc các cháu, đừng để cho chị và các cháu khổ.

Trong trận đầu mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người em được tin báo tin anh trai hy sinh từ những người lính binh đoàn nơi đơn vị anh trai mình đóng quân. Ông lặn lội sang đơn vị anh, cùng đồng đội góp nhặt những mảnh thi thể nát vụn của anh trai chôn vội ở chiến trường và ngậm ngùi mang tư trang của anh trở về với nỗi đau khôn tả. Không ngờ câu chuyện tâm sự của hai anh em hôm trước lại là lời trối trăng định mệnh. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông khoác ba lô từ chiến trường trở về nhà với một nỗi đau quá lớn.

Ngày trở về đoàn tụ của ông, xen lẫn trong niềm vui là nỗi đau tang tóc kẻ mất người còn, người em thì trở về mà người anh thì nằm lại nơi chiến trường. Ôm chiếc ba lô, trong đó có những kỷ vật của chồng mình để lại, chị dâu gục khóc và ngất lịm trong vòng tay em trai chồng. Hai đứa cháu con của anh trai đứa mới lên 5 lên 3 bíu chặt lấy chú khóc nức nở. Người em từng vượt qua binh đao lửa đạn cái chết cận kề không sợ nhưng trước tình cảnh tang thương này ông đã bật khóc. Ông tự hứa với mình từ nay sẽ không đi đâu nữa. Một người thân trong gia đình đã hy sinh vì cuộc chiến tranh tàn khốc rồi. Còn lại mình ông là con trai, ông sẽ không tham gia kháng chiến nữa để ở nhà chăm sóc bố mẹ và thay anh chăm sóc chị dâu và các cháu.

Ông ở nhà chăm lo việc đồng áng, chịu thương chịu khó, lại từng là bộ đội chống Pháp về làng nên mọi người ở trong thôn xóm ai cũng quý mến bầu lên làm bí thư xã. Ngày đó, những người lính từ chiến trường trở về rất được dân làng yêu quý và trọng vọng vì họ có một thời gian thử thách tôi luyện ở trong chiến trường, lại là những người lính từng vào sinh ra tử, có bản lĩnh, có đạo đức cách mạng nên rất được dân làng tín nhiệm.

Có nhiều thôn nữ trong làng đem lòng yêu thương ông, nhưng không thấy ông ưng thuận ai mà ông ở vậy chăm sóc cho cả gia đình cho dù bố mẹ và các em đều thúc giục ông lập gia đình riêng. Lần lượt các em gái sau đi lấy chồng, có gia đình riêng hết, còn lại ông và ba mẹ con chị dâu ở chung với bố mẹ đẻ. Chị dâu còn trẻ nhưng cũng nhất quyết một lòng một dạ ở vậy thờ chồng nuôi con.

Thế rồi việc gì đến sẽ phải đến. Trong ngày giỗ hết tang anh trai ở chiến trường, ông đã quỳ trước bàn thờ vái lạy hương hồn anh, vái lạy tổ tiên và xin phép bố mẹ họ mạc cho ông được thay anh trai chăm sóc chị dâu và các cháu như trước đây anh trai ông đã chăm sóc vợ con. Bố mẹ ngỡ ngàng, bà con thân tộc lắc đầu khó xử, xóm giềng lời ong tiếng ve nhưng ông đã nhất quyết vậy. Nước mắt của chị dâu nhỏ xuống trước mâm cơm giỗ chồng ngày hết tang. Những ai chứng kiến cảnh cảm động này đều rưng rưng nước mắt. Thế rồi họ nên vợ nên chồng, ông đã chắp nối lại đoạn đời dang dở của chị dâu với mình để làm trọn vẹn lời hứa với người anh trai đã khuất. Vậy là bà nội của chồng tôi hơn em chồng 5 tuổi, nhưng họ vẫn sống bên nhau hạnh phúc.

Bà nội chồng tôi mất trước ông 10 năm. Trên bàn thờ gia tiên thờ bố mẹ, ông thờ ảnh vợ bên cạnh ảnh anh trai mình như thể họ vẫn là vợ chồng ngay cả khi bà đã là vợ của ông, và bây giờ bà đã là người thiên cổ. Có nhiều lần trong ngày giỗ bà, ông nhấp chén rượu rưng rưng nói với cháu con rằng có thể ở nơi chín suối, hai ông bà đang đoàn tụ với nhau trong hương khói bảng lảng.

Cứ thế trong 10 năm cuối đời còn lại, những ngày lễ tết, giỗ chạp, ông vẫn dặn con cháu làm mâm cơm cúng gia tiên và một mâm cơm cúng vợ cùng anh trai của mình. Sau này có dịp trở lại chiến trường Điện Biên Phủ để quy tập liệt sỹ, ông đã ngậm ngùi khi phần mộ của anh trai ông nằm lại trên chiến trường không còn vẹn nguyên thi thể.

Quy tập những mảnh xương cốt còn lại của anh trai mình về nghĩa trang liệt sỹ, ông bốc một nắm đất đen dưới huyệt mộ của anh trai mình cùng với mảnh áo bộ đội anh mặc khi bị trúng bom trở về quê nhà. Lặng lẽ ông chôn nắm đất đen cùng mảnh áo của anh trai vào ngôi mộ gió trong khuôn viên nghĩa trang của họ tộc. Khi vợ mất, ông mai táng vợ mình bên cạnh ngôi mộ của anh trai.

Sau này ông mất, thực hiện di nguyện của ông, con cháu ông đã mai táng ông bên cạnh anh trai và chị dâu, mà sau này là vợ của ông. Ba ngôi mộ nằm song song trong khuôn viên nghĩa trang cộng với di ảnh hai anh em trai bên cạnh một người phụ nữ đều là vợ của cả hai anh em như một minh chứng của đức hy sinh, lòng vị tha và nỗi đau của chiến tranh gây ra song đã gây không ít lời đồn thổi, thêu dệt vì tò mò của lớp con cháu hậu sinh sau này.

Lúc còn sống, bố chồng tôi vẫn thay mặt cho cả đại gia đình các em, các chú bác làm giỗ cho cả ba người. Ông gọi chú ruột là bố Hai, còn bố ruột của ông là bố Cả. Thực ra trong tâm khảm ông, ông luôn coi chú ruột là người bố thứ hai thực sự của mình. Cả gia đình bên chồng tôi đều rất tôn trọng mối quan hệ phức tạp của bà nội chồng tôi và một mực thờ phụng cả ba trong phép tắc và lễ nghĩa. Bố chồng tôi rất thương bố Hai và khi bố Hai mất, ông đã khóc rất nhiều với bao nỗi hàm ơn lẫn thương xót.

Theo An ninh thế giới cuối tháng