Chuyên gia năng lượng đề xuất cách tính điện một giá
Tọa đàm có sự tham dự của TS Ngô Đức Lâm - Chuyên gia Năng lượng, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật và Môi trường, nguyên Viện phó Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường - Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh, đầu năm nay, Bộ Công Thương có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Do những diễn biến của dịch Covid-19 nên việc này phải hoãn lại.
Dự kiến việc sửa đổi, bên cạnh phương án 5 bậc thang sẽ tính tới phương án điện một giá.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, phương án một giá sẽ được xây dựng dựa trên giá điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Trường hợp người tiêu dùng chọn phương án giá điện nào thì sẽ được ngành điện áp dụng phương án đó cho tới khi có biểu giá mới.
TS Ngô Đức Lâm |
Tại tọa đàm, TS Ngô Đức Lâm cho rằng, giá điện sinh hoạt cần minh bạch, rõ ràng, đúng các quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần tách hoàn toàn quản lý nhà nước và doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành trơn tru, có lãi, tái đầu tư. Đảm bảo công bằng đạt được mục tiêu tiết kiệm hiệu quả và an sinh xã hội (người nghèo, người diện chính sách, người sử dụng ít điện năng đều vẫn được hỗ trợ từ người dùng nhiều) đồng thời hài hòa giữa 3 lợi ích: nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà nước.
Nêu quan điểm về việc điện một giá, ông Lâm cho rằng, phương án một giá (theo giá bình quân) có ưu điểm khi đảm bảo cả 5 yêu cầu trên. Các đối tượng như người nghèo, hộ chính sách vẫn được hưởng ưu đãi của Nhà nước thay vì quan điểm cho rằng người nghèo sẽ bị thiệt khi áp dụng cách tính này.
Bên cạnh đó, TS Lâm đề xuất thêm phương án tính giá điện với 3 bậc. Trong đó, bậc 1 áp dụng với đối tượng cần được hỗ trợ giá, bậc 2 áp dụng với đối tượng chịu mức giá bình quân, bậc 3 áp dụng với các đối tượng có nhu cầu sử dụng nhiều điện.
Cũng tại tọa đàm, bà Bùi Thị An đề nghị cần minh bạch các thông tin đầu vào để sản xuất điện, có quỹ bình ổn giá điện để hỗ trợ người nghèo, hộ chính sách. Bên cạnh đó, EVN cần công khai lương, thưởng của cán bộ nhân viên.
Xuân Hinh
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt tiến độ 4 ngày
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây
-
Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
Các nỗ lực tích hợp năng lượng ở Đông Nam Á bị đe doạ