Chuyên gia cảnh báo nền tảng tăng trưởng chưa ổn định
TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, tăng trưởng kinh tế sẽ không còn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên mà chuyển sang dựa vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo TS Trần Đình Thiên, nền kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định nhưng mô hình tăng trưởng chưa đủ, cần làm tiếp. |
Doanh nghiệp đang nhỏ dần
"Năm 2017, lần đầu tiên tăng trưởng vốn tư nhân bù lại được vốn đầu tư công", TS Trần Đình Thiên nhận định. Lấy ví dụ về Sungroup xây dựng sân bay Vân đồn, ông Thiên cho rằng điều này khẳng định doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể thực hiện các công trình lớn, để làm được điều này phải công nhận sự nỗ lực quyết tâm của Chính phủ kiến tạo.
“Nền kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định nhưng mô hình tăng trưởng chưa đủ ổn định, cần làm tiếp”, ông Thiên nói.
Về tăng trưởng kinh tế 2018, vị chuyên gia này cho biết khác với năm ngoái, xuất phát điểm của quý I đầu năm 2018 lại cao. "Doanh nghiệp nên lưu ý cách tiếp cận và nhận định của chính phủ là những quý cuối năm sẽ giảm. Mặc dù quý I 7,38% nhưng cuối năm Chính phủ chỉ nhận định mức tăng trưởng 6,8%" ông Thiên đánh giá đồng thời cho biết điều này nói lên Chính phủ dành ưu tiên cho cải cách, chứ không phải là câu chuyện dồn lực cho tăng trưởng.
Nửa đầu năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký thành lập 5 tháng là 52.000, tăng 3,5%, tổng vốn 516.000 tỷ đồng, tăng hơn 6%. Tuy nhiên lao động đăng ký giảm 20,9%. "Như vậy có thể thấy doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi", ông Thiên đánh gía.
Cùng với đó, quý I/2018 tốc độ tăng trưởng cao vượt trội gần bằng đỉnh 2017. Song tốc độ tăng trưởng lại được dự báo giảm dần trong các quý cuối năm. Do đó, chuyên gia Trần Đình Thiên lưu ý, tăng trưởng không phải là vấn đề, những vấn đề nền tảng mới cần được chú ý. để Chính phủ có đánh gía và chương trình hành động thiết thực hơn.
"Nếu biết đi vào câu chuyện chất lượng sớm hơn thì Việt Nam hoàn toàn có thể tăng trưởng mức 10-15% liên tục", ông Thiên nhận định đồng thời cho biết như tỉnh Bắc Ninh, tăng trưởng mức 15% nhiều năm liền tuy nhiên lại đến từ khu vực đầu tư nước ngoài.
Theo đánh gía của Thornton vào tháng 4/2018, Việt Nam đứng thứ nhất về mức độ hấp dẫn môi trường đầu tư. Trong đó, những yếu tố tác động lớn nhất là CPTPP, 72,3% ý kiến khảo sát cho biết CPTPP tác động lớn tới sự thu hút đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, những yếu tố như lạm phát ổn định, ưu đãi đầu tư từ Chính phủ, chi phí lao động cạnh tranh...
Tuy nhiên, vẫn có những trở ngại đầu tư vào Việt Nam, một là quy định quá nhiều và thủ tục quá rườm rà. "Cái này càng đúng với doanh nghiệp Việt chứ không riêng với doanh nghiệp nước ngoài. Câu chuyện là ở cơ chế, không phải đơn thuần là chính sách, cùng với đó là năng suất lao động thấp...", ông Thiên chi biết.
Thách thức đầu tư công và tư nhân giảm
Lưu ý về những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam 2018, TS Trần Đình Thiên cho rằng, giải ngân đầu tư công chậm, phải thay đổi cơ chế về đầu tư công. Cấu trúc công nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công, tăng trưởng dựa vào khu vực ngoại. Cộng đồng doanh nghiệp Việt thiếu đầu tàu. Có nhiều doanh nghiệp nhưng ít liên kết. Khái niệm lực lượng doanh nghiệp là vô cùng mờ nhạt.
Cùng với đó, cải cách chính phủ tiến hành chậm, gặp nhiều khó khăn ở tầng giữa, nhiều thủ tục trói buộc. cầ có cách tiếp cận về cải cách thủ tục phải gắn với cải cách bộ máy. "Một logic rất tự nhiên là nếu bộ máy không giảm, con người không giảm, thì thủ tục giảm sẽ sinh ra quy định khác, không thể có thủ tục rút gọn được", ông Thiên nói.
Khả năng giưa ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn. Tương tự câu chuyện khủng hoảng 10 năm trước là năm 2008. Tuy nhiên, Năm nay cũng có thể có xu hướng bùng lên nhưng khả năng hạn chế lạm phát và kìm chế kinh tế vĩ mô tốt hơn.
Cùng với đó, đầu tư tư nhân giảm tốc cùng với đầu tư công chậm thì dự báo cuối năm tăng trưởng sẽ không cao.
Các dấu hiệu trùng hợp của khủng hoảng 2008, nguy cơ lặp lại vòng xoáy khủng hoảng bởi 3 dấu hiệu là FDI gia tăng, TTCK bùng nổ, thị trường BĐS nóng lên. Do đó, ông Thiên cho rằng doanh nghiệp phải lưu ý các yếu tố này.
Cùng với đó là các yếu tố tác động của CPTPP, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn đề về lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Dự báo, 3 năm tới là bảo đảm tăng trg 6,85%. Tuy nhiên chuyên gia này nhận định quan trọng nhất là tạo nền tảng cho phát triển tương lai. "Nếu đảm bảo được thì sau 2021 nền kinh tế sẽ có tăng trưởng đột phá. Đặc biệt nhưng bóng ma về tiêu cực đang có xu hướng mạnh lên, do đó doanh nghiệp cần tinh thần cảnh giác mạnh hơn, đặt niềm tin hơn vào Chính phủ đồng thời gây áp lực và hiến kế cải cáh nhiều hơn", ông Thiên nhận định.
Diễn đàn doanh nghiệp
-
Tin tức kinh tế ngày 5/11: Xuất nhập khẩu gạo 10 tháng lập kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024