Chương trình “tiền đổi đầu người” của Mỹ
Năng lượng Mới số 422
Cụ thể, thông tin về Abd al-Rahman Mustafa al-Qaduli, một thủ lĩnh Al-Qaeda ở Iraq trước khi cầm đầu nhóm IS trị giá 7 triệu USD. Giải thưởng 5 triệu USD được treo trên đầu của Abu Mohammed al-Adnani và Tarkhan Tayaumuraxovich Batirashvili. Al-Adnani là người phát ngôn chính thức của nhóm khủng bố này. Bộ Ngoại giao Mỹ nói al-Adnani là nhân vật chủ chốt chuyên đưa ra những thông điệp của IS, trong đó có những lời hô hào cho việc tấn công những người phương Tây. Batirashvili là người từng điều hành một nhà tù của IS, có lẽ đã giam giữ những con tin người nước ngoài. Và thông tin về tung tích của Tariq Bin al-Tahar Bin al Falih al-Awni al-Harzi, một trong những thành viên đầu tiên của IS và là người phụ trách hoạt động tài chính của quân khủng bố, đáng giá 3 triệu USD.
Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng 5 triệu USD cho những ai cung cấp thông tin về Abu Mohammed al-Adnani, phát ngôn viên của IS
Từ trước đến nay, Chính phủ Mỹ không bỏ bất cứ một khoản tiền nào để đi chuộc các con tin là công dân Mỹ (có lẽ vì thế mà số con tin người Mỹ bị giết nhiều hơn các nước khác). Nhưng thay vào đó, họ có chương trình Tiền thưởng cho Công lý nằm dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao Mỹ. Từ khi bắt đầu vào năm 1984 tới nay, chương trình này đã trả hơn 125 triệu USD cho hơn 80 người cung cấp “thông tin có thể sử dụng được” để đưa các phần tử khủng bố vào tù hoặc ngăn chặn các hành vi khủng bố. Theo website của chương trình, khoản tiền lớn nhất đã chi trả cho đến nay là 30 triệu USD chi trả cho một cá nhân đã cung cấp thông tin dẫn tới việc hạ sát vào năm 2003, Uday và Qusay Hussein, hai người con trai của nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói đây không phải là một danh sách giết người mà dùng để bắt giữ và truy tố các phần tử khủng bố. Nhưng các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về mục đích này. Thực tế thì nhiều khi các cá nhân nằm trong danh sách treo tiền thưởng không sống trong các xã hội phương Tây hoặc thậm chí trong các nước có thể tiếp cận được. Bọn chúng thường sống và hoạt động trong các khu vực cấm địa, thường là những nơi nằm dưới sự kiểm soát của chính các nhóm thánh chiến hay đồng minh của bọn chúng, vì thế thực là cực kỳ khó khăn ngay cả nếu như chính quyền Mỹ có thể nhận diện được nơi đương sự đang có mặt, để đi vào và bắt bọn chúng.
Do vậy, nếu như mục tiêu của chương trình Bộ Ngoại giao không phải là giết những kẻ mà bộ này xác định, thì thực tế là chương trình đó giống y như một danh sách giết người, xét theo quan điểm của CIA và lực lượng đặc biệt của Mỹ. Bởi lẽ thông tin đó cuối cùng sẽ đi vào hệ thống tình báo và quân đội Mỹ, cùng các cơ quan khác tiếp cận với thông tin đó. Do đó, hoàn toàn có khả năng là thông tin sử dụng trong chương trình Tiền thưởng cho Công lý được sử dụng để giúp nhắm mục tiêu và hạ sát các thủ lĩnh khủng bố. Như trường hợp triệt hạ hai con trai của Saddam Hussein là một ví dụ.
Mặt khác, các tổ chức khủng bố quốc tế có thể lợi dụng chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ để làm suy yếu đối thủ. Chẳng hạn, Al-Qaeda và IS là các tổ chức khủng bố kình chống nhau. Rất có khả năng Al-Qaeda sẽ dùng chương trình Tiền thưởng cho Công lý của Mỹ để “chơi” IS. Nhu vậy, một vấn đề khác được đặt ra là phải chăng Mỹ đang bơm tiền cho Al-Qaeda hoạt động?
Website của chương trình nói mỗi đề nghị trao giải thưởng đi qua một cơ quan điều tra, cơ quan này sẽ đánh giá thông tin, rồi đề nghị người được trao tiền thưởng. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ phải phê chuẩn quyết định. Nhưng điều mờ ám ở đây là tác dụng của việc trả tiền thưởng này. Ai là người sẽ phân phối khoản tiền thưởng đó. Số tiền này sẽ đi đâu? Sẽ được dùng để làm gì?”
Các nhà phân tích hoan nghênh chương trình Tiền thưởng cho Công lý như một công cụ để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố, nhưng lưu ý rằng chính phủ Mỹ nên sử dụng mọi công cụ để đánh bẫy các phần tử khủng bố, nhận diện chúng, bắt giữ hay tiêu diệt từng người một mới có hiệu quả chung quyết.
S.Phương
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi