Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo 2 Sở cung cấp thông tin Nhật Cường cho Bộ Công an
Sáng ngày 25/7, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/7, TP đã nhận được công văn của Cục Cảnh sát kinh tế (C03 - Bộ Công an) đề nghị chỉ đạo các sở ngành cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường.
“Ngay sau khi nhận được đề nghị, tôi đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu cho của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an”, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Hai Sở của TP Hà Nội có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Nhật Cường cho Bộ Công an |
Theo nội dung văn bản đề nghị của C03, quá trình điều tra, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (gọi tắt là Công ty Nhật Cường) và Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Công ty Nhật Cường Software) đã xây dựng, đang quản trị một số phần mềm được ứng dụng trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, dịch vụ công trực tuyến... của TP Hà Nội.
Kết quả điều tra xác định, Công ty Nhật Cường và Công ty Nhật Cường Software hoạt động chủ yếu trên nguồn tiền bất hợp pháp nên trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp tố tụng đối với một số vật chứng theo quy định của pháp luật.
Trong ngày 25/7, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ thời gian tới của Ban chỉ đạo 138 và Ban chỉ đạo 389, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Cục trưởng Cảnh sát kinh tế (C03 – Bộ Công an) cho biết, đơn vị này luôn nhận được chỉ đạo điều tra cơ bản phải thật kỹ, phối hợp chặt chẽ với các cấp, xây dựng các biện pháp cụ thể để nhận diện và phát hiện ra các đường dây của nhóm tội phạm, bắt triệt phá được các đối tượng cầm đầu để xử lý theo pháp luật.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cũng đưa ra một số chuyên án lớn, C03 phối hợp cùng các lực lượng địa phương triệt phá. Cụ thể, đó là đường dây buôn lậu đường ở An Giang, sau khi bị triệt phá giá đường ở phía Nam đã tăng lên 2.000 đồng/kg.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc – Cục trưởng Cảnh sát kinh tế Bộ Công an |
“Đường dây buôn lậu điện thoại theo hàng không hoặc thành lập các công ty hoạt động buôn lậu như Nhật Cường ở Hà Nội, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương cùng tham gia điều tra, xử lý. Điển hình trong đó là Công an Đắk Nông phối hợp với Bộ Công an phá đường dây sản xuất xăng giả của Trịnh Sướng”, ông Ngọc nói.
Qua 6 tháng đầu năm 2019, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thấy, vụ việc kinh tế khởi bố về buôn lậu, hàng giả đều tăng. Cụ thể, lực lượng chức năng đã khởi tố bị can tăng đến 80%. Lực lượng chức năng cũng đã khởi tố toàn diện đối với các hành vi vi phạm pháp luật đồng đều giữa C03 của Bộ Công an và công an các địa phương.
Trong quá trình xử lý các vụ việc, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thấy vẫn còn một số tồn tại cần trao đổi thêm với các địa phương. “Các đường dây chúng tôi phá án vẫn còn có dấu hiệu bảo kê, tiêu cực của lực lượng chức năng. Chúng tôi thống kê 25 địa phương có biên giới vùng biên trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 6 địa phương khởi tố án buôn lậu…”, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nói thêm.
Theo Dân trí
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
CSGT Hà Nội mạnh tay xử lý "hung thần xa lộ"
-
[PetroTimesTV] Khánh thành và bàn giao 1.300 căn nhà cho người nghèo tại tỉnh Trà Vinh
-
[PetroTimesTV] Niềm vui trong ngôi nhà mới
-
Không được "coi nhẹ" tội phạm ma tuý
-
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đáp ứng kỳ vọng cử tri, mong mỏi của mỗi gia đình
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%