Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Chơi” vàng như… đánh bạc!

10:40 | 26/04/2013

585 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trước diễn biến đầy bất thường của thị trường vàng, giới chuyên gia vẫn đặt rất nhiều kỳ vọng mức chênh lệch sẽ được thu hẹp trong thời gian tới nhưng đồng nghĩa với rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ không nhỏ.

Nhà đầu tư nên thận trọng khi tham gia thị trường vàng.

Những ngày qua, những thông tin xoay quanh thị trường vàng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư cũng như sự vào cuộc phân tích, bình luận của các chuyên gia tài chính. Nhận định chung được đưa ra là thị trường vàng sẽ chỉ ổn sau thời điểm 30/6.

Như Petrotimes đã phản ánh, sau 11 phiên đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” vào thị trường hơn 12 tấn vàng và theo xác nhận từ phía cơ quan này thì phần lớn lượng vàng trên đã được các ngân hàng thương mại mua vào. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới những diễn biến bất ngờ về giá trên thị trường vàng.

Sau phiên đấu thầu vàng miếng thứ 2, ông Vũ Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) đã lên tiếng khẳng định việc đấu thầu vàng miếng là nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường, hướng tới mục tiêu bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá. Nói như vậy để thấy rằng, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm hiện tại là tạo sự cân bằng cung – cầu trên thị trường vàng.

Tuy nhiên, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước tính đến thời điểm này là hoàn toàn thất bại, “chiến lược” đối với thị trường vàng đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Sự thất bại này được giới chuyên gia chỉ ra là do nhu cầu vàng của ngân hàng thương mại phục vụ việc tất toán vàng cho người gửi hiện rất lớn.

Con số ước chừng nhu cầu vàng của những ngân hàng này cũng là một ẩn số. 20 tấn vàng là con số ước lượng được nhiều người nhắc tới nhưng xem chừng chưa “sát” với nhu cầu thực bởi đã có ngân hàng lên tiếng về nhu cầu vàng tất toán của mình lên tới 9 tấn. Điều này cho thấy, chưa kể tới nhu cầu vàng của thị trường thì chỉ riêng các ngân hàng thương mại, nhu cầu vàng là rất lớn.

Điều đáng nói, khi kinh doanh vàng đã và đang được Ngân hàng Nhà nước siết chặt thì việc huy động lại số vàng vốn là của người dân, khách hàng gửi nhưng bị các ngân hàng đem bán là hết sức khó khăn. Chính điều này đã lý giải vì sao các ngân hàng thương mại sẵn sàng mua vàng bằng mọi giá dù nó cao hơn gia thị trường khá nhiều và cũng lý giải vì sao giá vàng trong nước lại cao hơn giá vàng thế giới đến 6 triệu đồng/lượng – một con số kỷ lục trên thị trường Việt Nam.

Theo ông Đỗ Minh Phú – Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý DOJI thì, nhu cầu thị trường vàng hiện nay là nhu cầu đột biến, đặt giá bao nhiêu thị trường cũng hấp thụ và vẫn có thể mua tăng thêm. Thị trường sẽ trở về nhu cầu thực khi lực cầu bất thường trong một thời gian ngắn được giải quyết căn cơ, các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái.

Ông cũng phân tích rằng: Thời điểm ngắn hạn từ nay đến 30/6 phải sử dụng 20 tấn vàng cho các ngân hàng thương mại tất toán. Nếu lượng cầu đó rải rác đều trong các thời kỳ từng tuần từng tháng, thì chắc không dồn từng cục như thế này. Ở đây có hiệu ứng lò xo, quá trình đáp ứng nhu cầu trong thời gian ngắn, sau 30/6, nhu cầu không còn lớn như vậy, lượng cầu bị cắt bỏ.

“Như vậy nhu cầu của những ai cần vàng mới mua, tự nhiên thị trường hình thành một mặt bằng giá hợp lý hơn. Tôi tin tưởng và kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có biện pháp để cho giá vàng kéo sát và đủ điều kiện để làm việc đó” – ông Phú nhấn mạnh.

Thị trường vàng vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro.

Ở đây có một vấn đề, nếu nhu cầu vàng tất toán của các ngân hàng thương mại được giải quyết thì đâu là điểm cân bằng cung – cầu của thị trường vàng? Và liệu sau thời điểm 30/6, Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng nữa hay không?...

Khi nói về thị trường vàng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền đặt vấn đề hoài nghi: Lấy gì đảm bảo rằng một khi ngân hàng cân bằng được trạng thái vàng, thị trường sẽ đủ vàng. Chưa gì bảo đảm cả nên nói sau khi Ngân hàng Nhà nước bán ra 15-20 tấn thì thị trường bình ổn, chưa thấy cơ sở nào chứng minh cho kỳ vọng đó.

Trên thị trường vàng thế giới, vàng cũng đang dần mất đi vị thế trong mắt nhà đầu tư khi mức độ rủi ro là khá lớn. Ông Haywood Cheung, Chủ tịch sàn giao dịch vàng Hồng Kông phân tích, hiện trên thị trường đang có 2 loại nhà đầu tư là nhà đầu tư vàng vật chất và vàng tài khoản.

Với những nhà đầu tư vàng vật chất, dựa theo kinh nghiệm và quan sát của tôi thì khi nào vàng ở mức trên dưới 1300 đôla Mỹ /ounce thì hãy mua vào. Tôi xin nhấn mạnh đó là với những nhà đầu tư vàng vật chất. Còn những nhà đầu tư vàng trên tài khoản, thì ‘chờ đợi và quan sát’ là cụm từ rất quan trọng với bạn vào lúc này. Bạn sẽ chẳng thể nào lường được, chuyện gì sẽ xảy ra nếu những nhà đầu cơ lớn cố tình dìm giá xuống để mua vào.

Qua đó để thấy rằng, khi diễn biến thị trường vàng trong nước vẫn rất khó đoán, tiềm ẩn nhiều yếu tố “đốt biến” bất thường, còn thị trường vàng thế giới được nhận định tiềm ẩn yếu tố đầu cơ, thao túng thì việc tham gia thị trường vàng vào lúc này chẳng khác nào đánh bạc. Mức chênh lệch 6 triệu đồng/lượng (tương đương khoảng 300 USD) dù được xóa bỏ bằng cách nào đi chăng nữa cũng gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Nếu mức chênh lệch này được xóa bỏ bằng việc giá vàng thế giới tăng thì xem ra phần thiệt của nhà đầu tư chỉ là câu chuyện lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng nếu nó được xóa bỏ bằng việc giá vàng trong nước giảm, trở về giá trị thực khi điểm cân bằng cung – cầu vàng được thiết lập thì đó là lại là chuyện thua lỗ trong đầu tư.

Cũng có một khả năng khác là diễn biến trên thị trường vàng không thay đổi, vàng trong nước vẫn tăng – giảm bất thường thì đó lại là câu chuyện rủi ro cố hữu của thị trường vàng. Tuy nhiên, khả năng này rất khó có thể xảy ra bởi Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục ban hành, áp dụng nhiều chính sách vĩ mô đề điều chỉnh, quản lý thị trường vàng.

Thanh Ngọc