Choáng váng những màn thác loạn của “oppa" Hàn Quốc ở Hà Nội
>> Đột kích các tụ điểm ăn chơi thác loạn ở Sài Gòn
>> Cận cảnh lối ăn chơi trụy lạc ở phố "đèn đỏ" Sài Thành
Nếu lạc vào một vài con phố ở khu Trung Hòa - Nhân Chính như Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân… người ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng mang poster, biển hiệu tiếng Hàn Quốc. Và theo giới sành điệu, ở khu vực này còn có nhiều quán bar, karaoke với những màn ăn chơi "có một không hai". Tất cả chỉ nhằm phục vụ cho các "quý ông" người Hàn Quốc.
Theo một nữ nhân viên từng phục vụ bàn ở một quán bar trên "phố Hàn Quốc" thì ở đây những nữ tiếp viên được tuyển lựa một cách thường xuyên, và yêu cầu khá cao như phải trên 1m65, da trắng, mặt xinh… Ai biết tiếng Hàn sẽ được ưu tiên hơn những người còn lại.
Lee Tae-Hee (trái) và Kim Woon-Hoon. |
Sau khi được tuyển lựa, các nữ tiếp viên còn phải qua một khóa "training" (đào tạo) về cung cách phục vụ. Tiền lương của các tiếp viên dao động từ 3-10 triệu đồng. "Cô nào chịu nghe lời mama (người phụ trách) thì sẽ được lương cao hơn". Khi mới vào làm, các tiếp viên đa phần đều được yêu cầu mặc áo dài truyền thống để tiếp khách. Nhưng sau một thời gian sẽ chuyển sang mặc… váy ngắn. Lắm khi còn được mặc đồ hanbok mỏng tang để chiều các "thượng đế" người Hàn.
T.C. - một dân chơi Hà thành có vóc dáng và khuôn mặt khá giống với người Hàn nên thường xuyên có mặt tại các quán bar dành cho người Hàn Quốc ở khu vực Trung Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội). C. kể lại cho chúng tôi về một cuộc ăn chơi dịp tất niên do một "đại gia" người Hàn tổ chức mà cho đến giờ anh vẫn còn rùng mình kinh hãi.
Đó là vào khoảng 22 giờ, trong một căn phòng nhỏ nhưng được trang trí khá cầu kỳ. Dưới ánh đèn màu mờ ảo, các tay chơi người Hàn cùng các nữ tiếp viên người Việt mở "cuộc thi" uống rượu.
Khi các quý ông đã ngà ngà say, tay chủ xị nói nhỏ với "mama" chuyển sang tiếp "màn 2". Dãy bàn ghế được dẹp bớt sang một bên, để lại một chỗ trống. Mấy nữ tiếp viên "dáng chuẩn" nhất từ đâu chạy túa vào. Và một quý ông người Hàn được bịt mắt lại, thả vào giữa để… bắt cho bằng được một trong số mấy cô gái đó. Xung quanh là những tiếng hô hào cổ vũ…
Mặc cho màn "bịt mắt bắt dê" đang hồi cao trào, tay chủ xị kéo một đám ma men khác quay lại bàn rượu, và bắt đầu giở màn uống quái gở mà chỉ nghe cũng đã thấy ghê tởm.
Đầu tiên hắn lấy các loại khăn ăn vừa dùng trên bàn, vắt ra nước rồi… thách đám cấp dưới uống. Tiếp đó hắn bảo một cô tiếp viên cởi giày ra, rồi lấy rượu đổ vào thách mọi người uống. Thứ rượu này quả thật là bốc mùi không thể tả được.
Khi bữa tiệc đã gần tàn, đám "quý ông" này kéo sang một quán karaoke. Và một nhóm đã gọi riêng chủ quán ra đòi phải "được vui vẻ hơn nữa". 15 phút sau, nhóm này lần lượt kéo nhau lên tầng trên, chia nhau mỗi người một phòng…
Nhân viên trong một bar dành cho các quý ông Hàn cùng khách. |
Được biết vừa qua lực lượng Phòng chống tệ nạn xã hội, Công an TP Hà Nội vừa tiến hành tạm giữ 3 đối tượng người Hàn có hành vi mua dâm tại một nhà nghỉ ở Hà Nội. Một điều tra viên của PC45 cho chúng tôi biết, thời gian gần đây số người Hàn tại Hà Nội đã tăng lên một cách đáng kể. Và việc phạm pháp của họ cũng có chiều hướng gia tăng.
Vừa qua, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã bắt được hai "ông trùm" chuyên buôn bán ma túy từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Đó là Lee Tae-hee (bị bắt vào tháng 9/2014) và Kim Won-hoon (bị bắt vào đầu tháng 12/2014). Hai đối tượng này cũng từng là những "quý ông" ăn chơi ngất trời ở khu phố Hàn.
Theo tài liệu điều tra của Cơ quan Công an, Kim Won-hoon (31 tuổi) cùng với Lee Tae-hee (41 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) là một "cặp bài trùng" chuyên buôn bán ma túy tổng hợp từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
Nhiều năm trước, Kim cùng với Lee và một đối tượng tên là Jeon lập kế hoạch mua bán, vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp (Methamphetamin) từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Các đối tượng chủ yếu bán hàng qua mạng Internet. Khi có khách, chúng sẽ liên lạc bằng điện thoại và thống nhất giá cả, phương thức giao nhận, số tài khoản ngân hàng giao dịch…
Sau khi nhận được tiền, các đối tượng sẽ chuyển ma túy bằng cách giấu trong các sản phẩm như quần áo, đồ điện tử… và gửi theo đường chuyển phát nhanh. Bằng thủ đoạn này, từ đầu tháng 10/2011 đến tháng 1/2012, Kim và Lee đã mua bán vận chuyển trái phép ma túy 18 lần từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
Tháng 10/2012, Cơ quan Phòng chống ma túy Hàn Quốc phát hiện đường dây vận chuyển ma túy tổng hợp của Lee và Kim và đã phát lệnh truy nã đặc biệt 2 đối tượng này. Thấy động, bọn chúng lập tức chuồn sang Việt Nam, ẩn mình dưới các vỏ bọc khác nhau nhằm trốn tránh pháp luật.
Lee thuê nhà ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Dù bị truy nã đỏ, song Lee rất tự tin với trình độ ngụy trang của mình. Dưới vỏ bọc là một doanh nhân người Hàn sang tìm mối làm ăn, Lee thường xuyên lui tới các quán bar, vũ trường nổi tiếng ở Hà Nội.
Tiếp viên trong một quán karaoke "tay vịn" phục vụ khách nước ngoài.
Nhờ ở Việt Nam nhiều năm, Lee khá thông thuộc địa hình, những chốn ăn chơi... Bằng số tiền do buôn ma túy kiếm được, Lee luôn có vẻ ngoài sành điệu và ăn chơi ngất trời. Hắn chỉ "cặp" với những ả chân dài ở khu vực phố cổ…
Tuy nhiên, số tiền do phạm tội mà có cũng dần cạn kiệt, Lee phải nghĩ tới mánh mung kiếm chác. Lee đã gây ra một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã bị Cơ quan Công an bắt giam. Còn Kim đã nhanh chân trốn thoát.
Quyết không để đối tượng lọt lưới, Phòng PC45 Công an Hà Nội đã tổ chức điều tra truy bắt. Ngày 9/12/2014, khi Kim vừa từ TP HCM ra Hà Nội thì bị trinh sát Đội 10 Phòng CSHS ập vào tóm gọn.
Vì ở Việt Nam đã nhiều năm nên Kim khá thông thạo các ngón ăn chơi. Đặc biệt, chỉ bằng tài "buôn nước bọt", Kim đã xoay xở đủ nghề để kiếm sống, từ làm môi giới du lịch cho đến đất đai, thậm chí đưa khách người Hàn đi chơi bời ở Hà Nội… Kim ăn chơi vung vít, cặp với khá nhiều cô gái người Việt. Trong số đó có không ít những cô "chân dài".
Sau khi Kim Won-hoon bị đưa về Phòng Cảnh sát hình sự, trong mấy ngày bị tạm giữ cứ đến bữa lại có một cô gái trẻ đẹp, xinh xắn đến đưa cơm, cháo, phở cho Kim. Cô thì nhận là người yêu, người thì bảo là bạn. Cô nào cũng chỉ đến một lần rồi mất hút.
Hiện Lee Tae-hee đang bị tạm giam, chờ ngày ra trước vành móng ngựa. Còn Kim Won-hoon đang được Cơ quan điều tra tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý.
"Quý ông" Hàn trộm tiền của bạn mới quen Đầu năm 2013, đối tượng Yang Kyung San (SN 1970, quốc tịch Hàn Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích liên hệ với các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu các loại mặt hàng sang Hàn Quốc. Sau nhiều lần hết hạn visa, Yang đều xin gia hạn chứ không về nước. Tháng 7/2014, Yang từ TP HCM ra Hà Nội, thuê phòng ở một khách sạn trên phố Hoàng Ngân (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) để ở. Khoảng 20 giờ ngày 11/9/2014, chị Đoàn Thị Kim H. (SN 1974, trú tại TP HCM) cùng anh Trương Đình B. và một số người bạn Việt Nam tổ chức ăn uống tại một nhà hàng trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội). Quá trình ăn uống, anh B. đã mời Yang đến cùng ăn. Khi đến nơi, Yang ngồi cạnh chị H. Trong thời gian ăn uống Yang thấy chị H. để ví tiền trong túi xách trên ghế, phía sau lưng. Phát hiện thấy trong ví của chị H. có nhiều tiền, Yang đã nảy sinh ý định trộm cắp. Lợi dụng sơ hở khi chị H. ra ngoài, mọi người trong bàn ăn không để ý, Yang đã lấy trộm ví (trong đó có hơn 20 triệu đồng) của chị H. giấu vào cạp quần và đi ra hành lang tầng 2. Sau đó Yang bỏ về trước. ; Sáng hôm sau khi ngủ dậy, chị H. phát hiện bị mất ví tiền và quay lại nhà hàng để tìm nhưng không thấy nên đã đến Cơ quan Công an trình báo. Qua camera an ninh của nhà hàng, phát hiện Yang đếm tiền từ ví của chị H. tại hàng lang tầng 2 của nhà hàng. Tại Cơ quan điều tra, Yang khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Cơ quan Công an đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Yang để điều tra. |
>> "Hot girl" Trâm Anh Next Top Model bán thuốc lắc
>> Đột kích các tụ điểm ăn chơi thác loạn ở Sài Gòn
>> Cận cảnh lối ăn chơi trụy lạc ở phố "đèn đỏ" Sài Thành
Theo CAND
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí