Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

'Chính sách giá năng lượng thấp khiến nhà đầu tư dùng công nghệ cũ'

05:50 | 22/08/2019

495 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
TS Trần Đình Thiên cho rằng, tới lúc cần thay đổi chính sách giá năng lượng thấp như các năm qua để thu hút công nghệ mới.

Tại diễn đàn năng lượng của Bộ Công Thương ngày 21/8, TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc Việt Nam duy trì chính sách giá năng lượng ở mức thấp khiến nhà đầu tư dùng công nghệ cũ, không tiết kiệm năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Ông Thiên nói, cơ chế giá điện của Việt Nam hiện chia nhiều thang bậc hay phân ra theo nhóm khách hàng (sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp) nhưng vẫn mang tính cào bằng. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - nhóm tiêu thụ gần một nửa sản lượng điện của cả nước, doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí điện đều trả một giá bán như nhau.

Cơ chế này, theo ông Thiên, chẳng những không khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng điện, mà còn gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp nhập về những dây chuyền thiết bị rẻ tiền, công nghệ lạc hậu nhưng tiêu tốn nhiều điện năng.

Ông dẫn đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, chi phí bỏ ra cho toàn xã hội để tiết kiệm ra một đơn vị năng lượng chỉ bằng 1/3-1/4 chi phí sản xuất một đơn vị năng lượng tiêu dùng.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, để đáp ứng nhu cầu mới hiện nay cần theo kịp mức tiêu dùng năng lượng thế giới phát triển, nhất là đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch. Ngoài ra, trong cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu sử dụng năng lượng, cần điều chỉnh chiến lược phát triển điện cả phía cung - cầu trên cơ sở giá phải theo thị trường và do thị trường điều tiết.

chinh sach gia nang luong thap khien nha dau tu dung cong nghe cu
Ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: HT

Nói về tiết kiệm năng lượng, Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có cường độ sử dụng năng lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu điện của năm 2020, cần khoảng 60.000 MW công suất nguồn và sẽ tăng gấp đôi vào 10 năm sau. Dự báo đến năm 2025, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 56 triệu tấn than và tăng lên 87 triệu tấn vào năm 2030. Chưa kể, nguồn năng lượng khác như LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) cũng phải nhập khẩu từ năm 2023.

Trong bối cảnh chủ trương dừng điện hạt nhân, các nguồn thủy điện quy mô lớn và trung bình hầu như đã được khai thác hết, nhu cầu dùng điện tăng, ông Vượng đánh giá, là thách thức lớn với ngành năng lượng.

"Tiềm năng, trữ dầu và khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn do giá thành còn cao thì việc thúc đẩy các hoạt động, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp có tính kinh tế cao, cần được ưu tiên" ông Vượng chia sẻ.

Thực tế, Luật Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả có hiệu lực gần 10 năm, nhưng ý thức về tiết kiệm điện trong doanh nghiệp, người dân rất thấp. Hiện nhiều doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là những ngành có cơ cấu chi phí năng lượng trên giá thành thấp vẫn chưa thực sự quan tâm.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đề nghị phải nhìn nhận lại việc sử dụng năng lượng. Như việc dùng 30% sản lượng điện hàng năm cho chiếu sáng, theo ông, chỉ cần tiết kiệm một nửa cũng đủ để xây dựng được một nhà máy hạt nhân cỡ 4.000 MW.

"Với khoảng 10 triệu điều hòa không khí đang sử dụng kể cả trong công nghiệp lẫn dân dụng, nếu có hệ thống điều khiển thông minh hoặc sử dụng công nghệ mới để tiết kiệm được 10% công suất sẽ góp phần không nhỏ cho nền kinh tế", ông nói.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ, ông Quân lưu ý đến hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các đối tác trong và ngoài nước ở các dự án năng lượng. Theo ông, đây là văn bản có thể ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp trong nước có thể tiếp nhận được công nghệ của nước ngoài một cách thuận lợi cũng như có cơ hội làm chủ công nghệ.

Trong khi đó, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cũng chỉ ra 4 yếu tố cần khắc phục trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, là nhận thức, cơ chế chính sách, quản lý và khoa học công nghệ. Ông nhấn mạnh cần có sự đồng thuận cao giữa các Bộ, ngành.

Ban kinh tế Trung ương đang cùng các bộ, ngành trong đó trọng tâm là Bộ Công Thương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược năng lượng quốc gia. "Điều quan trọng nhất sau tổng kết là phải đề ra được phương hướng và giải pháp cho giai đoạn tới", ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Theo VNE

Cấp bách tiết giảm năng lượng trong sản xuất công nghiệp
Biểu giá điện bậc thang: Các nước tính thế nào?
EVN phải huy động các nguồn điện chạy dầu có chi phí cao để đảm bảo cung cấp điện
Điều hành giá điện - 2 mục tiêu lớn
EVN trao đổi thông tin với báo chí về tình hình cung ứng điện năm 2019