Chính phủ Pháp chơi lá bài trật tự an ninh với phong trào Áo vàng
Cụ thể, theo Thủ tướng Edouard Philippe, Quốc hội Pháp cần ra một luật cấm những người có tiền sự phá phách tham gia vào các cuộc tập hợp, tương tự như luật đã có, dùng để chống nạn hooligan trong thể thao, với việc cấm các cổ động viên hung hăng vào sân vận động.
Ông Edouard Philippe nhấn mạnh là cần phải bảo vệ quyền biểu tình và đồng thời trừng phạt những ai xâm phạm quyền này. Những kẻ đập phá sẽ phải trả tiền để bồi thường cho những gì mà họ gây tổn hại, chứ không phải nhà nước dùng tiền công quỹ do người dân đóng góp để làm việc này. Theo Thủ tướng Philippe, luật mới cũng cần trừng phạt nghiêm những người biểu tình mà không thông báo trước.
Thủ tướng Edouard Philippe |
Trên Twitter, Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner cho biết hoàn toàn ủng hộ thủ tướng, và ủng hộ việc “hiện đại hóa các phương tiện duy trì trật tự, tăng cường số lượng cảnh sát cơ động và làm cho hệ thống bảo vệ an ninh hiện nay thích ứng tốt hơn với tình trạng bạo lực cao, xâm hại đến quyền tự do biểu tình và làm nhơ nhuốc các giá trị phổ quát của nền cộng hòa”.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Philippe tổng kết, kể từ đầu phong trào Áo vàng (ngày 17/11/2018) đến nay, đã có 5.600 người bị câu lưu và tư pháp đã đưa ra khoảng 1.000 án phạt.
Theo báo Le Figaro, khi cố ý phô trương “lá bài an ninh”, với những biện pháp rất cứng rắn, chính quyền Tổng thống Macron như muốn tạo ra “một cú sốc điện”. Trong vấn đề này, chính phủ có lợi thế là các giá trị về trật tự, nhà nước pháp quyền, được mọi tầng lớp cử tri hoan nghênh. Với việc thông báo ngay từ lúc này các quyết định, chính quyền hy vọng chặn đứng những lời tố cáo là đã quá thụ động hay bất lực.
Có điều, theo Le Figaro, thách thức đối với Tổng thống Pháp là làm thế nào để ước muốn có được trật tự an ninh lấn át lòng “ghét bỏ Macron” trong đại bộ phận dân chúng.
Biểu tình của phong trào Áo vàng ngày 5/1 |
Nhật báo Công giáo La Croix cũng đưa ra một lời cảnh báo với chính phủ: Cho dù có tái lập được trật tự an ninh, không nên lầm tưởng rằng cuộc khủng hoảng Áo vàng đã kết thúc. Nguyên nhân cơn tức giận bùng lên từ hai tháng qua vẫn còn đấy, những biện pháp xã hội mà Tổng thống Pháp đã thông báo không đủ để làm dịu cơn phẫn nộ, trong lúc vẫn còn đầy rẫy những thành phần “chủ trương nổi dậy để san bằng nền dân chủ của chúng ta”.
Tờ báo cho rằng chỉ có một giải pháp: Đó là tưởng tượng ra những đáp án tương xứng với những câu hỏi đặt ra. Đó là những câu hỏi đúng đắn, không nên khinh thường.
Báo Le Monde cũng cùng quan điểm với La Croix khi nhấn mạnh rằng: Câu trả lời duy nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ có thể là chính trị. Những biện pháp xã hội đáng kể đã được thông báo và đã được nghị viện khẩn cấp thông qua để đáp lại những đòi hỏi ban đầu của phong trào Áo vàng. Giờ đây đến lúc phải lắng nghe và đáp lại yêu sách dân chủ của họ, một việc không phải là không cấp thiết.
Đối với Le Monde, đó là chủ đề của cuộc thảo luận toàn quốc sắp mở ra, và chính quyền phải làm sao để mọi người thấy rằng đó là một cuộc thảo luận “cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm”, vừa trong cách tiến hành, việc tổng hợp ý kiến, và trong những kết luận rút ra.
Chịu hết nổi, Pháp quyết dẹp phong trào Áo vàng |
Chính phủ Pháp “hoảng loạn” vì phong trào Áo vàng |
Phong trào “Áo vàng” Pháp khởi phát từ đâu? |
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng