Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ứng dụng Khoa học công nghệ:

Chìa khóa thành công của ngành than

07:39 | 21/06/2015

1,301 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong những năm gần đây, ngành than đã đạt được những thành tựu to lớn về các mặt khai thác và sản xuất kinh doanh. Có được kết quả trên là nhờ việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Năng lượng Mới số 432

Những kết quả quan trọng

Nhu cầu than phục vụ nền kinh tế đất nước ngày một tăng cao, trong khi điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn, các mỏ than lộ thiên dần cạn kiệt. Cùng với việc tăng sản lượng khai thác, vấn đề bảo đảm an toàn cho người lao động, giảm thất thoát tài nguyên đang là mục tiêu hàng đầu của ngành than. Vì thế, việc đầu tư, đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) được xác định là yếu tố quan trọng trong thời gian tới, nhất là công nghệ khai thác. Từ năm 2009, Tập đoàn đã xây dựng Quỹ Phát triển KHCN để hỗ trợ các đề tài, dự án KHCN thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Với khoản đầu tư lên đến 40-50 tỉ đồng mỗi năm cho việc nghiên cứu, đầu tư phát triển tiềm lực KHCN, các đề tài nghiên cứu đã mang lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Từ nguồn quỹ này, Tập đoàn đã xây dựng chương trình KHCN trọng điểm dài hạn, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề cần giải quyết như hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản; phát triển công nghệ sàng tuyển, chế biến sâu khoáng sản; phát triển sản xuất sạch hơn, an toàn hơn, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tiềm lực KHCN…

Chìa khóa thành công của ngành than

Hệ thống chống lò bằng thủy lực tại Công ty Than Nam Mẫu, TKV

Với mức đầu tư như vậy, hàng loạt công nghệ hiện đại đã được TKV nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thời gian qua. Cụ thể, trong khai thác than lộ thiên, TKV đã nghiên cứu, lựa chọn, áp dụng đồng bộ thiết bị cơ giới hóa công suất lớn như: Máy xúc cáp chạy điện EKG (dung tích gàu tới 10m3), máy xúc thủy lực (dung tích tới 12m3), hệ thống vận tải liên hợp, băng tải, ôtô khung mềm… Bên cạnh đó, trong khai thác hầm lò, TKV đã tăng cường phát triển cơ giới hóa khai thác trong lò chợ sử dụng các loại vì chống thủy lực thay thế gỗ, áp dụng công nghệ khấu than bằng máy trong đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác bằng máy khấu Combai ở các mỏ Khe Chàm, Vàng Danh, Nam Mẫu, Mạo Khê… với các loại giàn chống tự hành như: ZZ, ZT, KDT, ANSA…; Sử dụng đồng bộ thiết bị giàn khoan, máy xúc, dây chuyền vận tải đồng bộ trong đào chống lò đá…

Đối với các vỉa than dốc, Viện Khoa học công nghệ Mỏ đã phối hợp với Công ty Than Mạo Khê, Công ty Than Hồng Thái đưa vào áp dụng thành công hệ thống khai thác cột dài theo độ dốc, chống giữ lò chợ bằng tổ hợp giàn chống tự hành 2ANSHA. Công nghệ này đã tăng năng suất lao động đạt từ 8-10 tấn/công và tổn thất than chỉ còn khoảng 11%, mức độ an toàn và điều kiện lao động của công nhân đã được cải thiện đáng kể.

Trong sàng tuyển và vận tải, các nhà máy tuyển than của TKV được cải tạo và đầu tư công nghệ mới nhằm sản xuất các loại than cám chất lượng tốt để xuất khẩu và sử dụng trong nước, giảm bùn lắng, xử lý nước thải, phát triển hàng loạt các cụm dây tuyển bằng công nghệ huyền phù tự sinh và huyền phù manđêhít để tuyển các loại bã sàng và than nguyên khai chất lượng thấp ở các mỏ hầm lò và lộ thiên. Các đơn vị sản xuất đã lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu GPS cho các phương tiện vận tải như ôtô, tàu thuyền chở than để theo dõi hành trình và quản lý cung đường tự động, cải tạo nâng cấp cảng, thiết bị bốc rót than (máy rót Hitachi, cầu trục Portich, cầu cảng độ sâu hơn 10m, tàu lớn có trọng tải 7 vạn tấn vào được cảng Cẩm Phả), cùng hệ thống đường sắt, bến bãi, đầu tàu, toa xe để vận chuyển than ở các khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sản xuất.

Riêng trong lĩnh vực cơ khí, hàng loạt các sản phẩm cơ khí chủ lực đã được nghiên cứu, làm chủ công nghệ chế tạo và được sản xuất tại các nhà máy cơ khí Vinacomin như: nội địa hóa và lắp ráp ôtô vận tải, sản xuất các loại vì chống thủy lực và dàn chống tự hành, chế tạo các loại máy xúc sử dụng trong mỏ hầm lò, lộ thiên, sản xuất tàu điện mỏ, khởi động từ, biến áp phòng nổ, ứng dụng biến tần, khởi động mềm và các giải pháp tiết kiệm điện năng… Ngoài ra, bằng nguồn Quỹ KHCN, TKV cũng hỗ trợ các đơn vị trong tập đoàn phát triển công nghệ tuyển, chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sử dụng than, khoáng sản như công nghệ khai thác và tuyển khoáng hợp lý quặng thiếc sa khoáng, tuyển than cám chất lượng thấp bằng thiết bị tuyển xoáy lốc huyền phù tự sinh, công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì - kẽm nhằm tận thu tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Tập trung cao độ, tạo bước đột phá

Trong các nhóm giải pháp chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2015 và các năm tiếp theo, lãnh đạo ngành than tiếp tục nhấn mạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ là giải pháp quyết định để gia tăng sản lượng. Theo Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải, hiện nay, TKV đang trong giai đoạn khó khăn, sức cạnh tranh của Tập đoàn có chiều hướng giảm do 3 nguyên nhân chủ yếu là: năng suất lao động thời gian qua dù có tăng nhưng còn thấp; giá thành sản xuất cao; chất lượng đội ngũ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới... Để giải quyết được những vấn đề này, một trong những giải pháp then chốt là việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Tập đoàn sẽ rà soát lại 10 chương trình KHCN trọng điểm để xây dựng chương trình mới phù hợp với tình hình hiện nay. Trong đó, sẽ chia rõ thành 2 mảng lĩnh vực. Một là, ở lĩnh vực khoa học công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất, Tập đoàn sẽ lựa chọn những công nghệ, dự án trọng điểm và mang tính thực tiễn cao hơn trên cơ sở ưu tiên hàng đầu là công tác cơ giới hoá hầm lò; công nghệ mới để tận thu tài nguyên, công nghệ sàng tuyển để nâng cao giá trị sản phẩm; ưu tiên tự động hoá và tập trung chế tạo nhóm các sản phẩm cơ khí cần cho sản xuất than - khoáng sản. Hai là, ở mảng công nghệ thông tin, Tổng giám đốc chỉ đạo, tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đều cần triển khai áp dụng, trọng điểm là áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý dòng than, khoáng sản và công tác điều hành sản xuất. Phương châm chung, đồng thời cũng là yêu cầu Tổng giám đốc đặt ra là đồng bộ cao, tương thích cao, ứng dụng cao. Song song đó, Tập đoàn sẽ hoàn thiện nhóm các giải pháp chính sách để thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Có thể thấy, ứng dụng khoa học - công nghệ và những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác than là chìa khóa quan trọng thúc đẩy tăng sản lượng than theo đúng quy hoạch phát triển của toàn ngành.

Trong 5 năm (2011 - 2015) có gần 29 nghìn sáng kiến và đề tài khoa học của TKV được áp dụng vào sản xuất, làm lợi hơn 1.855 tỉ đồng.
 

Minh Châu