Châu Âu “sốt vó” trước lời đe dọa của Tổng thống Trump
Có khoảng 800 người trong diện này, chủ yếu là công dân Pháp, Đức, Anh…
Các chiến binh IS xuất thân từ phương Tây |
Sau lời đe dọa trên, báo Le Figaro của Pháp, trong bài xã luận ngao ngán thốt lên “đồng minh gì mà lạ đời”.
Le Figaro trích dẫn cảnh báo của một quan chức Kurdistan cho rằng số quân thánh chiến này chẳng khác gì như những “quả bom nổ chậm” và những nước có công dân tham gia thánh chiến phải gánh lấy trách nhiệm. Trong khi thành trì cuối cùng của quân thánh chiến IS đang bị tiêu diệt dần dần ở phía đông Syria, tư pháp của nhiều nước châu Âu đang “rối trí” không biết xử lý ra sao với những kẻ mà Le Figaro gọi là “hồn ma”.
Ngày 18/2, 28 ngoại trưởng Liên minh châu Âu đã mở cuộc thảo luận tại Bruxelles về lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết quả là EU bị chia rẽ vì không thông qua được một lập trường chung. Lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Federica Mogherini thông báo “sẽ không có quyết định ở cấp Liên minh châu Âu. Quyết định thuộc thẩm quyền của mỗi chính phủ”.
Để công dân châu Âu tham gia thánh chiến ở lại Syria và Iraq, kiểm soát việc họ trở về châu Âu từng trường hợp một hoặc bắt giữ họ ngay khi họ đến biên giới? Cả ba giải pháp đều không thuyết phục hoàn toàn các thành viên EU.
Trước mắt, quyết định tùy theo từng trường hợp, từng quốc gia.
Phương án sử dụng tư pháp tại các quốc gia trong vùng được nhiều người tán đồng. Tư pháp nước Pháp đang nghiên cứu nhiều kịch bản. Hiện tại Pháp chưa đáp trả các mệnh lệnh của Mỹ và duy trì chính sách tiếp nhận từng trường hợp theo như phát biểu của Bộ trưởng Tư pháp, bà Nicole Belloubet.
Lãnh đạo ngoại giao Pháp, Đức và Áo đánh giá yêu cầu của tổng thống Mỹ đòi châu Âu nhận quân thánh chiến bị bắt tại Syria về hết một lúc là điều khó thể thực hiện.
Trong một thông tin liên quan, ngày 20/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng một cô gái sinh ra ở Mỹ, từng gia nhập tổ chức khủng bố ở Syria, không đủ điều kiện làm công dân Mỹ và không có cơ sở pháp lý nào để trở lại Hoa Kỳ.
Cô Hoda Muthana, 24 tuổi, tới Syria 4 năm trước để gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Theo Reuters, cô đã cưới nhiều chiến binh của tổ chức này và lên Twitter kêu gọi tấn công phương Tây.
Trả lời truyền thông trong tuần này từ một trại giam ở Syria, cô Muthana ngỏ lời xin lỗi vì hành động của mình và muốn trở về với gia đình ở tiểu bang Alabama với cậu con trai mới chập chững biết đi.
EU mời Turkmenistan tham gia Hành lang khí đốt phía Nam |
Tương lai nào cho IS, FDS và Syria? |
Nhật Bản siết chặt quy định cấp visa đối với các trường hợp du học |
H.Phan
AFP
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị