Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Châu Âu: Nước nào không tiếp nhận người di cư sẽ bị trừng phạt!

15:23 | 06/03/2017

532 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Châu Âu đang tiến hành cải tổ sâu rộng chính sách nhập cư. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) đe dọa sẽ trừng phạt những nước thành viên từ chối nhận người tị nạn, nhưng đồng thời kêu gọi áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn với người di cư trái phép.
chau au nuoc nao khong tiep nhan nguoi di cu se bi trung phat
Ủy viên châu Âu phụ trách về di cư Dimitris Avramopoulos

Trên cả hai mặt của chính sách di cư, EC đã tỏ ra cứng rắn do phải đối mặt với luồng người di cư ồ ạt đổ vào các vùng bờ biển của Italia, trong khi thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chặn những chuyến vượt biển Aegean vào châu Âu cũng trong tình trạng mong manh.

Ngày 2/3, Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans nhấn mạnh: “Với người tị nạn, với các đối tác ở các nước thứ 3 và với công dân EU, EC chỉ giúp những người đang thực sự cần sự giúp đỡ, những người còn lại sẽ bị trả về”.

EC ước tính có khoảng 20.000 di dân tới Hy Lạp thuộc diện phải hồi hương và hơn 5.000 tới Italia sẽ bị trục xuất. Người xin tị nạn thuộc diện di cư làm ăn đều bị gửi trả về.

Ủy ban châu Âu cũng đưa ra “kế hoạch hành động” để trục xuất người di cư bất hợp pháp. Năm 2015, các nước EU đã quyết định trục xuất hơn 530.000 người nhưng chỉ có 36,4% quyết định được thi hành.

EC nhấn mạnh có hơn 1 triệu người có thể bị trục xuất, trong đó những người đã hết kỳ hạn 2 năm mà còn xin tái nhập cư sẽ bị từ chối.

Cùng với kêu gọi chuẩn bị số tiền 200 triệu euro trong năm 2017, Ủy ban đã yêu cầu rút ngắn kỳ hạn xem xét đơn xin tái tị nạn, vì không cần kéo dài thời gian khi đã hết hạn nhập cư.

Tất cả thành viên của EU cũng được yêu cầu bố trí nơi lưu giữ những người đã nhận được quyết định trục xuất và có dấu hiệu trốn chạy, và cho phép tạm giữ trong ít nhất là trước 6 tháng. Ủy viên châu Âu phụ trách về di cư Dimitris Avramopoulos cho biết những trung tâm lưu giữ được thiết lập không phải là những trại giam tập trung.

Đồng thời, EC cũng đang tăng cường các cuộc đàm phán tái hòa nhập người tị nạn với các nước thứ 3 là Nigeria, Tunisia và Jordan, Morocco và Algeria.

Bên cạnh các biện pháp trên, Ủy viên Avramopoulos cảnh báo rằng EC sẽ không ngần ngại ra lệnh trừng phạt những nước thành viên từ chối tiếp nhận những người di cư từ khắp nơi đổ về Italia và Hy Lạp. Số này sau đó được phân phát đi các nước khác trong EU.

Hiện có khoảng 13.500 người tị nạn từ Hy Lạp và Italia đã được bố trí, trong khi cam kết hồi tháng 9/2015 của các nước châu Âu là tiếp nhận 160.000 người trong 2 năm.

Thỏa thuận trên thể hiện tình đoàn kết của EU với những người chạy nạn chiến tranh và giảm bớt gánh nặng cho Hy Lạp và Italia về vấn nạn di cư.

Nhưng EC cho biết, các nước Hungary, Áo và Ba Lan vẫn từ chối tiếp nhận người tị nạn, còn Cộng hòa Séc, Bulgaria, Croatia và Slovakia chỉ tiếp nhận với số lượng rất hạn chế.

Do gặp trở ngại với Hungary và Slovakia nên mục tiêu của kế hoạch đã giảm đi đáng kể.

Tháng 3/2016, EU đạt được thỏa thuận di cư với Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đã giúp giảm lượng lớn người di cư đổ xô đến Hy Lạp qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, từ 10.000 người/ngày vào tháng 10/2010 xuống còn chỉ 43 người/ngày hiện nay.

H.Phan