Châu Á có thể tìm đến LNG của Mỹ nếu đình công tại Australia nghiêm trọng hơn
Công nhân bắt đầu bỏ phiếu đình công tại các cơ sở LNG của Chevron ở Úc |
Diễn biến giá khí đốt tự nhiên quốc tế tuần qua |
Ảnh minh họa |
Mâu thuẫn và tranh chấp lao động tại các cơ sở phía Tây Australia do Tập đoàn Năng lượng Woodside và Chevron điều hành đã đẩy giá LNG châu Á lên mức cao nhất trong 5 tháng và các nhà phân tích cho rằng mức giá này có thể tăng thêm.
Có tới 700 công nhân tại các cơ sở của Australia có thể đình công do vấn đề về lương và bảo đảm việc làm. Cuộc đình công đầu tiên có thể sẽ diễn ra sớm nhất là vào ngày 2/9, làm đình trệ sản lượng tại bốn cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm cho hơn 1/10 nguồn cung LNG của thế giới.
Ông Massimo Di Odoardo, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu khí đốt và LNG của công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, các cuộc đình công kéo dài tại cả ba nhà máy có thể khiến các công ty châu Á, Chevron và cả Woodside tìm kiếm các giải pháp thay thế để đáp ứng các cam kết của họ, dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn đối với các lô hàng LNG giao ngay.
Ông nói: “Một số lô hàng LNG dự kiến tới châu Âu có thể được chuyển hướng sang châu Á, chủ yếu từ Mỹ và Qatar”.
Dữ liệu từ công ty phân tích Kpler cho thấy, xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Á đã phá vỡ kỷ lục tăng trưởng trong 8 năm và cả mức giảm 44% vào năm 2022.
“Nếu các diễn biến tại Australia thành hiện thực trong vài tuần tới, chúng tôi nghĩ rằng các thị trường lớn ở châu Á có thể tăng xuất khẩu từ những nơi khác, bao gồm Mỹ,” bà Min Na, người đứng đầu bộ phận LNG châu Á tại Energy Aspects cho biết.
Các nhà phân tích tại Rystad và ANZ cho biết, trong khi một cuộc đình công đồng thời và kéo dài dường như khó xảy ra vào thời điểm hiện tại, thì nhu cầu điện tăng cao gần đây của Nhật Bản đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung.
"Với nhu cầu làm mát mùa hè của Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục sang tháng 9, mức tiêu thụ LNG có thể sẽ vẫn mạnh", ANZ cho biết trong một lưu ý vào tuần trước, đồng thời nói thêm rằng việc hoãn khởi động lại hai lò phản ứng hạt nhân và công việc bảo trì tại một lò phản ứng khác cũng làm tăng thêm áp lực nguồn cung.
Các nhà phân tích cho biết, Nhật Bản dễ bị tổn thương nhất trước bất kỳ sự gián đoạn nào liên quan đến cuộc đình công trong thời gian ngắn tại Australia. ANZ ước tính nguồn cung từ các cơ sở bị xung đột chiếm hơn 1/4 lượng LNG nhập khẩu hàng năm của nước này.
Đỗ Khánh
Reuters
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11