Cầu Long Biên: Cây cầu Bảo tàng lịch sử?
Một ý tưởng có sức thuyết phục
Trong số những kiều bào trở về nước kể từ cuối thập niên 80 đến nay, bà Nguyễn Nga được biết đến như một kiến trúc sư quy hoạch đô thị, Việt kiều Pháp đã thực hiện nhiều dự án nhân đạo chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các tỉnh, thành phố, Dự án cấp thoát nước, bảo vệ môi trường và đã sáng lập “Ngôi nhà nghệ thuật” tại 31A Văn Miếu, Hà Nội. Một Việt kiều yêu nước đã đặt nhiều dấu ấn tại chính cây cầu do người Pháp xây dựng trên quê hương mình qua 2 kỳ Festival đã tổ chức rất thành công, tạo được tiếng vang trong nước và quốc tế: “Ký ức cầu Long Biên – 2009” và “Cầu Rồng kể chuyện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội – 2010”.
Khi nhắc đến Pháp, người ta thường nghĩ ngay đến tháp Eiffel, nhắc đến Mỹ người ta thường nhớ tới tượng Nữ thần Tự Do, nhắc đến Trung Quốc chắc chắn phải nói tới “Vạn Lý Trường Thành” thì khi nhắc đến Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, ai cũng sẽ liên tưởng đến cây cầu Long Biên như một biểu tượng, một chứng nhân lịch sử của một dân tộc kiên cường. KTS Nguyễn Nga muốn biến cầu Long Biên thành một bảo tàng kiến trúc và lịch sử, đồng thời vẫn đảm bảo công năng giao thông năng lượng sạch.
Quan điểm của bà là giữ nguyên vẹn các yếu tố kiến trúc còn lại của cầu (các nhịp, dầm thép, mố cầu) nhằm giữ lại ký ức lịch sử xa xưa. Cầu sẽ được tái dựng những nhịp đã mất nhằm khôi phục hình dáng ban đầu và sẽ được nâng lên 3 mét, nới rộng 15 mét để tăng hiệu quả sử dụng không gian.
Khẳng định một giá trị thấm nhuần trong tâm thức khi nghĩ đến cầu Long Biên, đó là một biểu tượng của dân tộc với sức sống mãnh liệt, hiên ngang qua 2 cuộc chiến tranh. Đó là hình ảnh hiện lên khi những đoàn quân rầm rập qua cầu kéo về giải phóng Thủ đô. Cầu đã hiên ngang, sừng sững qua bao cuộc ném bom, bắn phá…
Và rồi cũng chính tại nơi đây, lịch sử đã ghi nhận những người lính Pháp cuối cùng đã rời khỏi cây cầu này. Đó không chỉ là sự hiên ngang của một cây cầu, mà là sự hiên ngang, kiên cường của một dân tộc. Vắt qua 3 thế kỷ, cầu Long Biên chứng kiến bao thăng trầm của Hà Nội. Xuất phát từ những trăn trở này, vào trung tuần tháng 9 vừa qua, bà đã phát biểu trước thông tin đại chúng về dự án bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử của cầu Long Biên cũng như khu vực xung quanh và trung tâm Hà Nội. Ý tưởng muốn tạo ra một công trình có nhiều ý nghĩa và giá trị trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội… Đó sẽ là một di sản kiến trúc của thủ đô, mở ra một không gian độc đáo về văn hóa nghệ thuật cho cộng đồng, tạo sức hút mạnh mẽ cho ngành Du lịch thủ đô.
Liệu có thành hiện thực?
Theo cách phân tích của bà Nguyễn Nga, dự án có thể được thực hiện theo hình thức Công – Tư (PPP) với sự tham gia của Chính phủ Pháp và Việt Nam, phía tư nhân là các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư cải tạo và khai thác du lịch trong 50 năm.
Nếu Dự án được triển khai, cầu Long Biên sẽ trở thành một bảo tàng phát huy giá trị lịch sử cận đại. Tuy nhiên, hiện nay ý tưởng của dự án cũng còn khó khăn và vướng mắc. Nhiều ý kiến vẫn cho rằng chiếc cầu lịch sử đang là phương tiện giao thông qua lại thiết yếu của người dân. Để trả lời cho câu hỏi này, bà Nguyễn Nga cho biết, cây cầu sau khi cải tạo sẽ không phải cây cầu chết, người dân vẫn đi lại bình với các phương tiện sạch bảo vệ môi trường.
Những người theo quan điểm bảo tồn nguyên gốc có lý do để đặt câu hỏi trước ý tưởng nâng cao cây cầu thêm 3m và ốp kính trên những nhịp cầu có làm cây cầu biến dạng? Bà Nguyễn Nga đã trả lời rằng, sẽ có một cuộc thi trong nước và quốc tế để chọn ra một giải pháp tối ưu nhất cho việc cải tạo.
Còn gì bằng khi người dân thủ đô được sống lại ký ức Hà Nội khi ngồi trên tàu điện với tiếng leng keng một thời nối liền Nhà Hát Lớn, Tràng Tiền, Hàng Ngang, Hàng Đào, đến cầu Long Biên. Bãi giữa sông Hồng sẽ được cải tạo thành công viên nghệ thuật, vườn sinh thái. Một phố nghề nghệ thuật mở ra với 131 cửa hiệu nằm trong các vòm cầu tái dựng lại các làng nghề truyền thống của Việt Nam và thế giới. Với Dự án như vậy hiệu ứng domino sẽ cho Hà Nội một hình ảnh mới, một cuộc sống mới, điểm đến du lịch của Hà Nội sẽ có một bước đột phá để biểu tượng cầu Long Biên sánh vai với tháp Eiffel của Paris và Nữ thần Tự Do của New York.
Ý tưởng dự án đã nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của nhiều chuyên gia có uy tín thuộc các ngành, lĩnh vực và sự quan tâm, động viên, khích lệ của cộng đồng.
Chính phủ Pháp cũng đã dự trù một khoản ngân sách đáng kể để giúp cải tạo kiệt tác kiến trúc này. Dự kiến cuối năm nay Dự án sẽ được hoàn thiện để trình lên Chính phủ. Nếu được phê duyệt chủ trương, Dự án sẽ được thực hiện trong khoảng dưới 10 năm. Vốn huy động trong và ngoài nước theo phương thức hợp tác Công – Tư (PPP), từ viện trợ ODA đến hợp đồng BOT.
Với tình yêu Hà Nội, Dự án sẽ khẳng định giá trị trường tồn của cầu Long Biên, niềm tự hào dân tộc và vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Mạnh Kiên
-
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
-
Bão Yinxing sẽ suy yếu khi đi vào vùng biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi
-
Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý
- Tử vi ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ thành công mong đợi, tuổi Thân dư dả tài chính
- Tử vi ngày 6/11/2024: Tuổi Tý trên đà tăng tiến, tuổi Mùi tài lộc khả quan
- Tử vi ngày 5/11/2024: Tuổi Ngọ năng lượng tràn đầy, tuổi Mùi lắng nghe góp ý
- Tử vi ngày 4/11/2024: Tuổi Mão quý nhân soi đường, tuổi Thìn cảm hứng sáng tạo
- Tử vi ngày 3/11/2024: Tuổi Sửu quyết sách đúng đắn, tuổi Tuất hoàn thành nhiệm vụ