'Cắt ngọn' tòa nhà 8B Lê Trực hết gần 12 tỉ đồng
Nhà 8B Lê Trực. |
Thông tin vào báo chí chiều ngày 17/11, ông Lê Đức Minh - đại diện chủ đầu tư hay, công ty đã nộp hồ sơ phương án tháo dỡ phần vi phạm đến cơ quan chức năng. Phương án tháo dỡ này được đơn vị tư vấn của Bộ Xây dựng tư vấn và hướng dẫn, giám sát và theo dự kiến, ngày 21/11 sẽ tiến hành thi công giàn giáo, bao che cho công trình, nhằm đảm bảo an toàn khi tháo dỡ một khối lượng lớn công trình.
Cũng theo ông Minh, chậm nhất ngày 15/12 việc tháo dỡ phần vi phạm tại nhà 8B Lê Trực sẽ được triển khai. Và theo tính toán ban đầu, chi phí chính cho công tháo dỡ phần vi phạm này vào khoảng gần 12 tỉ đồng.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã có văn bản đặt ra các yêu cầu đối với phương án phá dỡ phần xây dựng sai phép của nhà 8B Lê Trực. Theo đó, phương án phá dỡ của chủ đầu tư đưa ra sẽ được UBND quận Ba Đình và Phòng Quản lý đô thị quận xem xét, cho ý kiến trước khi tổ chức phê duyệt phương án, giải pháp tháo gỡ.
Phương án, giải pháp tháo dỡ phần vi phạm tại nhà 8B Lê Trực phải đảm bảo an toàn về kỹ thuật, khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong và sau khi phá dỡ; đảm bảo an toàn sử dụng, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, phòng chống cháy nổ…
Phương án, giải pháp tháo dỡ phải thể hiện được các biện pháp, trình tự, quy trình phá dỡ, các trang thiết bị, máy móc phục vụ tháo dỡ, biện pháp che chắn để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cho công trình và các công trình liền kề, phương tiện, thiết bị, con người tham gia giao thông quanh khu vực trong suốt thời gian tháo dỡ.
Đồng thời, phương án, giải pháp tháo gỡ cũng phải thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư và các đơn vị thực hiện phá dỡ, với chính quyền địa phương…
Thanh Ngọc
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng