Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xuất khẩu lao động sang Singapore

Cẩn trọng sập bẫy!

09:58 | 14/12/2017

443 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Do nhẹ dạ, cả tin vào những lời rao tuyển: việc nhẹ - lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ tốt, chi phí sinh hoạt rẻ, nhiều người dính bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động, đặc biệt là sang Singapore.

Nhiều “cô ty lưa”

Được đánh giá là một trong những “thiên đường lao động”, Singapore là nơi nhiều lao động Việt Nam ước muốn đặt chân đến, không những để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp và có thu nhập tốt, được lĩnh hội kỹ thuật cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nắm rõ tâm lý này, nhiều cơ sở môi giới lao động đã nghĩ ra đủ chiêu trò để lừa đảo người lao động nhằm trục lợi khoản tiền được hợp thức hóa với cái tên chi phí xuất khẩu lao động.

can trong sap bay
Lao động trẻ Việt Nam tại Singapore

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), thời gian qua, nhiều trang web như //contyxkldduytin.com, //xuatkhaulaodongnhat.vn, //www.agent.com.vn, //zenco.com.vn, // congtyxuatkhaulaodongsingapore.com… đã đăng tải thông tin tuyển dụng lao động đi làm việc tại Singapore. Tuy nhiên, Cục Quản lý Lao động ngoài nước khẳng định, hầu hết các trang web này đều không chính thống hoặc của những công ty không có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ LĐ-TB&XH cấp.

Chỉ cần vào các website này sẽ thấy hàng loạt thông tin xuất khẩu lao động sang Singapore với nhiều ngành nghề, chẳng hạn như: “Cần tuyển nữ Account Executive (một lĩnh vực trong Maketing) với mức lương 1.600 đôla Singapore, làm từ 8-18h. Nghỉ ngày Chủ nhật và ngày lễ. Ngôn ngữ: Tiếng Anh. Bao tiền ở. Tuổi: không đề cập”. Hay “Tuyển nữ lao động sang Singapore vào vị trí Admin Co-Ordinator (quản lý hoặc quản trị công việc văn phòng, hành chính - PV). Mức lương 1.600 đôla Singaprore. Nghỉ ngày cuối tuần (từ chiều thứ Bảy) và các ngày lễ. Không mất tiền ở. Ngôn ngữ tiếng Anh…

Ngoài các trang nói trên, còn có rất nhiều trang mạng khác đăng tải thông tin tuyển dụng lao động đi Singapore mà Cục Lao động ngoài nước cho rằng, không đáng tin, bởi lời lẽ quảng cáo phóng đại, khiến người có nhu cầu xuất khẩu lao động lầm tưởng. Trong khi thực tế sang lao động tại Singapore phải đáp ứng điều kiện rất khắt khe, thậm chí, còn đòi hỏi cao hơn các nước khác trong khu vực. Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Singapore là một trong những thị trường lao động khó tính nhất. Đối tượng lao động muốn xuất khẩu sang đây phải đạt những tiêu chuẩn nhất định (tùy vào từng ngành nghề), đặc biệt là tiếng Anh phải trôi chảy, thành thạo không khác gì tiếng mẹ đẻ. Kỹ năng, tay nghề cao”.

Không nhận lao động phổ thông

Hiện nay, theo Cục Lao động ngoài nước, lao động sang Singapore chủ yếu là về lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng, bán hàng, kho vận… nhưng với trình độ, kỹ thuật cao. Chính phủ Singapore không cấp visa cho lao động Việt Nam theo hình thức giấy phép làm việc cho lao động phổ thông. Chính vì vậy, khi xuất khẩu lao động sang Singapore, lao động Việt Nam phải được cấp visa S Pass, nghĩa là giấy phép làm việc cho lao động có tay nghề bậc trung hoặc E Pass là giấy phép làm việc cho các chuyên gia nước ngoài trong các công việc quản lý, điều hành hoặc nghề đặc thù.

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, chỉ các doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận, thì mới được phép tuyển chọn và xuất khẩu lao động.

Để được cấp S Pass hoặc E Pass, trước hết lao động Việt Nam phải được chủ sử dụng lao động Singapore bảo lãnh, đồng thời làm các thủ tục pháp lý cần thiết theo từng bước như nộp hồ sơ tại Bộ Nhân lực Singapore để xin thư đồng ý về mặt nguyên tắc (IPA). IPA có giá trị 2-3 tháng. Người lao động sẽ nhập cảnh vào Singapore theo đúng thời gian quy định trong IPA này sau đó mới phải hoàn tất các yêu cầu khác theo luật của Singapore để được cấp chính thức visa S Pass hoặc E Pass.

Do thủ tục, điều kiện xuất khẩu sang Singapore lao động phức tạp như vậy nên Cục Quản lý lao động ngoài nước cảnh báo người lao động cần tìm hiểu rõ thông tin và cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo xuất khẩu lao động để tránh mất tiền của hoặc “đánh bạc” với công việc của mình. Và một điều Cục Quản lý lao động ngoài nước muốn nhấn mạnh để những người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Singapore lưu ý là đất nước Sư tử này không cấp phép cho lao động phổ thông đối với lao động Việt Nam. Bà Hà khẳng định: “Những doanh nghiệp cố tình bỏ qua quy định của pháp luật, không đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều là xuất khẩu lao động chui. Những lao động đi dưới hình thức này sẽ không được pháp luật Việt Nam và nước ngoài bảo hộ”.

Bởi vậy, những lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài nói chung, Singapore nói riêng chỉ đăng ký đi tại các doanh nghiệp có giấy phép của Bộ LĐ-TB&XH và có đăng ký hợp đồng đi Singapore đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận.

Nguyễn Bách