Cần thực hiện 12 giải pháp để ít nhất có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số
Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Bốn loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm: các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi; các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất.
Cần thực hiện 12 giải pháp để có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số |
Ngoài ra là các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung thực hiện triệt để 12 giải pháp.
Trong đó có các giải pháp như xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030; xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của từng ngành, từng địa phương theo giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020-2021.
Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh…
Đơn giản hoá các thủ tục quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tăng cường đầu tư cho ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng yêu cầu các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có tiềm lực về nhân lực và tài chính đầu tư cho nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi, xây dựng nền tảng công nghệ số dùng chung, phát triển hệ sinh thái số cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Các doanh nghiệp gia công, lắp ráp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đã có thương hiệu chuyển dịch chiến lược sản xuất, kinh doanh sang chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số…
Ngày 14/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 01 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trong đó nêu rõ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Vietnam” với hàm ý doanh nghiệp Việt từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, sáng tạo dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới.
Nguyễn Bách
-
Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị 45/CT-TTg cho bà con ngư dân
-
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão
-
Thủ tướng chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI
-
Điểm đặc biệt trong chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần