Cần phải có chiến lược chống “ngập hóa” thị trường
Có nhưng mà ít. Nay hàng Thái, Malaysia thì bạt ngàn, đi đâu, chỗ nào, mặt hàng nào cũng có hàng Thái, còn hàng Việt suốt ngày bị dư luận chê bai, người tiêu dùng thờ ơ. Lỗi đầu tiên là chúng ta không định hướng được dư luận và anh làm truyền thông kém.
Một điểm nữa, các doanh nghiệp Việt đang ở tình trạng “quân ta, hại quân mình”, khi các siêu thị đang đòi tỷ lệ yêu cầu chiết khấu quá cao, khiến các doanh nghiệp Việt không đủ ngân sách để cạnh tranh với các nhãn hàng nước ngoài được. Lợi ích siêu thị đang ăn mòn gần hết lãi của doanh nghiệp thì ai dám bán nữa. Lợi ích kinh tế nhất thời của các siêu thị, cửa hàng tiện ích đang giết chết hàng Việt.
Chúng ta hiểu đơn giản là vào siêu thị, các doanh nghiệp có sản phẩm không phải mua chỗ mà mua luôn cả suất hiện diện thương hiệu. Đa số người tiêu dùng trẻ ở thành phố đều một lần đi siêu thị, ấn tượng của họ về hàng hóa đó sẽ định hình thói quen mua sắm và nhu cầu mua sắm hiện tại và tương lai.
Để đánh bại hàng Thái, còn phải một quá trình từ nhận thức đến hành động chính sách rồi năng lực của các nhà sản xuất. Chừng nào chất lượng hàng Việt tốt, các nhà sản xuất hàng Việt chú tâm là chất lượng, liên kết để giảm giá thành và xây dựng thương hiệu thì chúng ta sẽ thành công. Chẳng lẽ hàng Thái đang tràn ngập Việt Nam mà các doanh nghiệp Việt vẫn đứng nhìn, trông chờ vào TPP, AEC? Cần phải có chiến lược chống “ngập hóa” thị trường ngay.
Chúng ta không thiếu các sản phẩm nổi bật mà không nước nào cạnh tranh được tại thị trường trong nước, đó là sữa tươi của Vinamilk, của TH... sữa của Thái Lan rất mạnh nhưng họ có vào thị trường của Việt Nam được đâu? Chỉ những mặt hàng nào doanh nghiệp Việt không chú ý xây dựng thương hiệu, không để ý đến tâm lý tiêu dùng của thị trường, hàng Thái mới đánh vào. Lỗi là lỗi của doanh nghiệp Việt, chứ không phải người tiêu dùng. Hơn ai hết, doanh nghiệp Việt cần nhìn ra điểm yếu của mình để tự khắc phục.
N.T
Năng lượng Mới 533
-
Tin tức kinh tế ngày 27/6: Giá USD tự do lập đỉnh mới
-
Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP
-
Top 10 mặt hàng tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất 10 tháng đầu năm 2022
-
Tin tức kinh tế ngày 13/3: Chính phủ chốt giảm 2.000 đồng/lít thuế môi trường với xăng
-
Hàng hóa Việt Nam sẵn sàng với các vụ kiện phòng vệ thương mại