Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các máy bay gặp nạn do “cơ chế tự hủy”?

14:00 | 31/08/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều tháng đã trôi qua kể từ khi chuyến bay chở khách Boeing 777 mang số hiệu MH370 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines mất tích, dư luận vẫn chưa thôi quan tâm, tìm hiểu về những gì đã thật sự xảy ra và số phận chiếc máy bay ra sao. Trong khi đó, ngày 19/5/2014, trên một số tờ báo lại tung ra những thông tin giật gân gây chú ý, chẳng hạn trang tin BIN có bài viết trích dẫn những phát biểu của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad quy trách nhiệm cho Chính phủ và tình báo Mỹ trong vụ MH370.

BIN trích lời tiến sĩ Mahathir cho rằng, còn có thêm một chiếc Boeing 777 thứ hai được sử dụng một cách rất đáng nghi ngờ.

Còn tờ Sydney Morning Herald của Australia dẫn lời tiến sĩ Mahathir cho rằng, chuyến bay MH370 không mất tích, mà nằm trong sự kiểm soát của tình báo Mỹ. Nếu bị không tặc tấn công, chiếc máy bay có thể đã được chuyển sang chế độ bay tự động và "được CIA điều khiển từ xa".

Chiếc MH370 vẫn chưa rõ tung tích

Tất cả các hệ thống điều khiển bay và định vị toàn cầu trên máy bay đều có thể được kiểm soát bằng vệ tinh. Tiến sĩ Mahathir cho rằng, việc báo chí không đề cập đến vai trò của CIA và hãng sản xuất máy bay Boeing là có lý do.

Tuy nhiên, trong một bài báo khác đăng vào ngày 10/8/2014, trang tin BIN lại đưa ra một giả thuyết khác nghe đáng sợ hơn. BIN lập luận rằng, kể từ sau vụ khủng bố 11/9, và nhất là sau một loạt vụ khủng bố liên quan đến hàng không, vấn đề chống khủng bố trên máy bay được chính quyền Mỹ rất quan tâm.

Theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, ngành công nghiệp máy bay Mỹ phải xây dựng một hệ thống có khả năng phát hiện và tiêu hủy máy bay bị không tặc. Boeing là một trong những loại máy bay được trang bị các thiết bị phần cứng phù hợp cho yêu cầu này. Trang tin BIN mô tả các thiết bị mới hoạt động theo một cơ chế rất nguy hiểm, gọi là "cơ chế tự hủy máy bay", trong trường hợp bị không tặc.

Cần biết rằng tất cả các máy bay hiện đại đều được trang bị một hệ thống kiểm soát tự động kết nối với hệ thống vệ tinh dẫn đường định vị toàn cầu. Các thiết bị định vị toàn cầu giúp xác định toạ độ của máy bay và truyền dữ liệu về trạm điều khiển trên mặt đất. Các thiết bị của hệ thống tự hủy hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu kiểm soát của hệ thống định vị toàn cầu.

Trong trường hợp máy bay bị không tặc thì người điều khiển hệ thống định vị toàn cầu sẽ gửi một tín hiệu mã hóa đến một máy bay nhất định gần đó. Nếu hệ thống khẳng định chiếc máy bay bị không tặc đã đi chệch đường bay hơn 5 dặm (8 km), thì cơ chế tự hủy máy bay sẽ được kích hoạt.

Tờ BIN kết luận, không thể bảo đảm tình báo Mỹ đã không tiến hành các cuộc thử nghiệm hệ thống tự hủy trong năm nay, và chiếc Boeing mang số hiệu MH370 có thể được xem là một trong những "vật thí nghiệm" chết người này. Dựa vào dữ liệu rađa và các bằng chứng về việc chiếc máy bay có thể đã đổi hướng, bay chệch đường bay đã định, tờ BIN đưa ra giả thuyết có thể số phận của chiếc MH370 "đã được an bài".

Tương tự, tai nạn máy bay MH17 cũng là một máy bay Boeing 777 được cho là đã bị tên lửa Buk bắn rơi ở miền Đông Ukraina vào ngày 17/7 vừa qua cũng mang nhiều nghi vấn. Đã một tháng trôi qua, Ukraina lẫn các đồng minh là Mỹ, EU đều không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục. Còn công tác điều tra vẫn chưa đưa ra kết quả.

Theo Công an nhân dân