Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các hộ kinh doanh cá thể thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay

14:06 | 28/11/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Đó là chia sẻ của TS.Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp siêu nhỏ” do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và Viện Tài chính và phát triển châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ngày 27/11, tại Hà Nội.  

Chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, quý I/2018, cả nước có hơn 26.700 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 278.500 tỷ đồng. Số DN đăng ký thành lập mới phần lớn là những DN có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 90% trên tổng số DN đăng ký mới.

cac ho kinh doanh ca the thieu von va kho tiep can cac nguon von vay
TS.Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ tại hội thảo

Thực tế cho thấy quy mô của doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ (98,6% số doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; đặc biệt, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 người) chiếm tới gần 70%); tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%.

Do quy mô nhỏ nên số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp cũng khá nhỏ, trung bình là 18 lao động đặt trong so sánh với doanh nghiệp nhà nước là 504 lao động, doanh nghiệp FDI là 312 lao động. Ngoài quy mô nhỏ, năng suất lao động ở khu vực kinh tế tư nhân tương đối thấp nếu không muốn nói là thấp nhất so với các khu vực kinh tế khác.

Bên cạnh đó, các DN tư nhân Việt Nam còn thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn, thậm chí “không muốn lớn”. Khu vực kinh tế tư nhân đang chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước. Chỉ có 11% DN tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ có 14% DN tư nhân bán hàng cho các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ này gặp rất nhiều hạn chế về vốn, nhân lực chất lượng cao, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài và khả năng tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

cac ho kinh doanh ca the thieu von va kho tiep can cac nguon von vay
Toàn cảnh hội thảo

Theo TS Võ Trí Thành, đối với các hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận để lại và tín dụng chủ yếu huy động từ bạn bè, người thân. Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể đang còn rất nhiều bất cập do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

TS Võ Trí Thành cho rằng, nguyên nhân đặc thù là không có quan hệ và tài sản thế chấp, khả năng tiếp cận thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin, năng lực quản lý chưa hiệu quả do hạn chế về trình độ quản lý...

Thực trạng này khiến các hộ kinh doanh cá thể không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô để tiến lên chuyển sang DN, để hưởng những điều kiện thuận lợi, những ưu đãi của Nhà nước cũng như có cơ hội phát triển trở thành các DN hùng mạnh như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Pháp luật hiện hành quy định hộ kinh doanh cá thể không hoàn toàn là thương nhân thể nhân, không có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh.

Vì không có tư cách pháp nhân lại không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, trong khi đó tài sản giá trị nhất là đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh doanh cá thể rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay được thì số lượng vay cũng không nhiều và thời hạn vay cũng rất ngắn.

Theo TS Võ Trí Thành, do chỉ sử dụng lượng vốn tự có hay huy động được của các thành viên trong gia đình - thường không dồi dào và thiếu ổn định, lại khó tiếp cận được các nguồn vốn khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Các nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay đổi mới phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh, đổi mới khoa học công nghệ... không thể thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Việc sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình mới chỉ dừng lại ở mức manh mún, tự phát, khó mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ tạo ra.

Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các đối tượng này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Do tổ chức dưới dạng gia đình hoặc cá nhân cùng sản xuất kinh doanh nên việc sử dụng vốn ở các đơn vị này mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm quản lý cá nhân. Hơn nữa, trình độ nhận thức hạn chế, thiếu kinh nghiệm về quản lý điều hành tài chính, chưa quyết đoán trong việc ra các quyết định đầu tư nên không ít hộ kinh doanh cá thể đã không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được.

Tình trạng phá sản, không thu hồi được vốn diễn ra khá phổ biến. Các hộ kinh doanh thường bỏ qua các quy luật của thị trường, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa có kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính nên gây ra tình trạng lúc thiếu lúc thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh. Do đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể. Họ không tận dụng được các cơ hội rộng lớn của thị trường để phát triển.

Nguyễn Hoan

cac ho kinh doanh ca the thieu von va kho tiep can cac nguon von vayDoanh nghiệp nhỏ và vừa: Chủ động trên “chuyến tàu 4.0”
cac ho kinh doanh ca the thieu von va kho tiep can cac nguon von vayTỷ lệ tiếp cận vốn của DNNVV Việt không phải thấp
cac ho kinh doanh ca the thieu von va kho tiep can cac nguon von vayTổ chức tín dụng... đỏ mắt đốt đuốc đi tìm doanh nghiệp để cho vay