Bước đi nguy hiểm của Nhật Bản trong đàm phán hòa bình với Nga
Nhật Bản đang trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ trong việc ký kết hiệp ước hòa bình với Nga, hãng thông tấn Kyodo ngày 9/1 dẫn lời ông Katsuyuki Kawai, cố vấn đặc biệt về đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, cho biết.
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 8/1, hãng tin Kyodo đưa tin: Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị mua lại hòn đảo Mageshima không có người ở để thực hiện các bài diễn tập trên mặt đất hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ. Đảo Mageshima rộng khoảng 8km vuông, nằm ở tỉnh Kagoshima phía tây nam Nhật Bản.
Số tiền giao dịch, theo Kyodo, sẽ là khoảng 150 triệu USD. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành với công ty bất động sản chủ sở hữu đất trên đảo.
Theo truyền thông Nhật, chính quyền Tokyo và quân đội Mỹ đã chú ý tới đảo Mageshima vào năm 2011, nhưng các cuộc đàm phán bị hoãn lại trong một thời gian dài.
Từ năm 1991, Mỹ đã thực hiện các cuộc tập trận trên mặt đất khi hạ cánh trên các hàng không mẫu hạm trên đảo Iō, cách Tokyo 1.000km về phía nam. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, các bài tập phải được chuyển sang căn cứ khác, điều này gây ra sự chỉ trích của người dân địa phương do phá hoại sự yên tĩnh.
Như tờ báo Mainiti vào tháng 11/2018 viết rằng, nếu mua được Mageshima, Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng điều các máy bay cánh lật MV-22 Osprey từ Okinawa sang đảo này. Tai nạn thường gặp với máy bay cánh lật gây ra sự phản đối của người dân Okinawa do lo ngại về sự an toàn.
Nhật Bản đang cố gắng giành lại các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai. |
Về phía Mỹ, ngày 9/1, Trung tướng Jerry P. Martinez, chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản cho biết Mỹ hiện không có kế hoạch triển khai lực lượng quân sự ở nam quần đảo Kuril, nếu Nga chuyển giao lại cho phía Nhật Bản.
"Ngay ở thời điểm hiện tại thì Washington không có kế hoạch triển khai lực lượng vũ trang trên các đảo này”, ông Martinez phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Nhật Bản ở Tokyo.
Trả lời câu hỏi về những lo ngại của Nga nhằm đảm bảo an ninh quốc gia liên quan đến các cuộc đàm phán giữa Moscow và Tokyo về hiệp ước hòa bình và yêu sách lãnh thổ từ Nhật Bản, tướng Martinez bày tỏ hy vọng cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Vladimir Putin sẽ mang lại hiệu quả kiến tạo, "giúp hai bên tìm ra phương cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề mang tính lịch sử lâu dài này".
Một năm trước, ông Shinzo Abe đã phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội rằng Điều lệ thứ 6 trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật không có nghĩa là, theo yêu cầu từ phía quân đội Mỹ, Hoa Kỳ có thể đặt căn cứ quân sự ở bất cứ đâu. Tất cả phải có sự đồng ý của Nhật Bản, vị thủ tướng khẳng định sau đó.
Thủ tướng Shinzo Abe hứa hết sức nỗ lực để hoàn tất cuộc đàm phán với Nga về ký kết Hiệp ước hòa bình, theo kênh truyền hình NHK ngày 7/1.
Trước đó để trấn an Mỹ, Thủ tướng Abe nói rằng việc ký kết Hiệp ước hòa bình giữa Nhật Bản và Nga sẽ có lợi cho an ninh khu vực, hãng Kyodo đưa tin.
"Vì đây là điểm cộng cho hòa bình và an ninh trong khu vực, nên nó sẽ là điểm cộng cho Hoa Kỳ", hãng tin Nhật Bản dẫn lời Thủ tướng.
Trong cuộc họp báo đầu tiên vào năm 2019, ông Abe đã tái khẳng định ý định thúc đẩy đàm phán về vấn đề lãnh thổ với Nga và ký kết Hiệp ước hòa bình giữa hai nước.
"Giải quyết vấn đề lãnh thổ phía Bắc (các đảo phía Nam của quần đảo Kuril) và ký kết Hiệp ước hòa bình, nếu hoàn cảnh cho phép, tôi dự định đến thăm Nga vào nửa cuối tháng này và tiến hành đàm phán về Hiệp ước hòa bình. Năm nay tôi muốn thực hiện một bước tiến lớn hướng tới mục tiêu này", ông Abe nói.
Theo dự kiến, chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Nga là vào ngày 21/1.
Để đạt được một hiệp ước hòa bình với Nga, Tokyo và Moscow bắt buộc phải san bằng bất đồng về tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Kuril.
Nhật Bản đang cố gắng giành lại các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung, trong đó Moscow đồng ý xem xét khả năng chuyển cho Nhật đảo Habomai và Shikotan sau khi ký kết hiệp ước hòa bình. Có quan điểm cho rằng Mỹ đe dọa rằng nếu Tokyo đồng ý việc chuyển chỉ hai trong số bốn hòn đảo sẽ ảnh hưởng đến quá trình trả lại Okinawa cho Nhật Bản.
Việc lôi kéo Mỹ vào cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Nhật Bản khiến giới chuyên gia Nga lo sợ. Theo họ, Tokyo muốn dựa vào Washington để tăng sức ép với Nga trong đàm phán coi chừng phản tác dụng. Khi đó, ước muốn ký hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản có nguy cơ bị chôn vùi.
Thủ tướng Nhật Bản “thề” trước tổ tiên sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga |
Nhật Bản tăng mạnh ngân sách quốc phòng |
Th.Long
RT
-
Chính quyền Mỹ chạy đua chi tiền cho năng lượng sạch trước thềm cuộc bầu cử
-
Mỹ quan tâm tới các dự án cảng biển, logistic và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu LNG cho trường hợp khẩn cấp
-
Cái giá phải trả cho châu Âu và Nga nếu chấm dứt vận chuyển khí đốt qua Ukraine?
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng