“Bộ tứ Kim cương” sắp tập trận chung, gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc
Tàu chiến Mỹ và tàu dầu Ấn Độ trong một cuộc tập trận Malabar những năm trước (Ảnh: Hải quân Mỹ) |
Ấn Độ ngày 19/10 thông báo, Australia sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên Malabar cùng với Mỹ và Nhật Bản vào tháng tới.
“Trong bối cảnh Ấn Độ tìm cách tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và tăng cường hợp tác quốc phòng với Australia, Malabar 2020 sẽ có sự tham gia của hải quân Australia”, thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ viết.
Thông tin trên diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ đang căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Ladakh. New Delhi dự kiến tổ chức tập trận Malabar năm nay ở khu vực Vịnh Bengal và Biển Ả rập vào tháng 11.
Việc cả 4 nước “Bộ tứ Kim cương” cùng tham gia tập trận chung được cho sẽ thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa các nước, và các bên diễn tập sẽ “tăng cường an ninh trong lĩnh vực hàng hải”.
Các nước tham gia cùng nhau ủng hộ một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, hòa nhập và luôn cam kết tuân theo một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", thông báo của Ấn Độ cho hay.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết, thông tin trên là “bước đi quan trọng” trong mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Canberra với New Delhi. Việc tập trận chung sẽ “nâng cao năng lực của Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Mỹ hợp tác cùng nhau để duy trì hòa bình, ổn địn tại khu vực”, bà Payne cho hay.
Theo chuyên gia Pankaj Jha (Ấn Độ), việc Australia nhận lời mời của New Delhi tham gia Malabar 2020 cho thấy Canberra đang củng cố cam kết với nhóm “Bộ tứ Kim cương”.
Giới quan sát cũng nhận định việc 4 nước lớn tham gia tập trận chung có thể sẽ khiến Trung Quốc lo ngại.
Chuyên gia Derek Grossman tại tổ chức Rand (Mỹ) trước đó nói rằng cuộc tập trận có sự tham gia của "Bộ tứ Kim cương" sẽ là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ nghi ngờ về việc Mỹ muốn thiết lập “NATO Ấn Độ - Thái Bình Dương” với thành phần chính là nhóm “Bộ tứ Kim cương”. Ông Vương cảnh báo rằng động thái này có thể gây ra mối đe dọa an ninh to lớn tại khu vực.
Theo Dân trí
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Chính quyền Mỹ chạy đua chi tiền cho năng lượng sạch trước thềm cuộc bầu cử
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo