Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Người dân đang đói, cán bộ đừng nghĩ về nhà!"
Tại phiên trả lời chất vấn tại Nghị trường Quốc hội chiều 10/11, xung quanh câu hỏi của đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (đoàn Hải Dương) về ý kiến triển khai gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 còn chậm, tiêu chuẩn còn quá cao, không sát với thực tiễn, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH đã bộc bạch.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ: "Phải nói rất thẳng thắn, đây là chính sách chưa có tiền lệ và nhiều nội dung được quy định trong quy định pháp luật vượt thẩm quyền, phải báo cáo, xin ý kiến Chính phủ, Quốc hội".
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định toàn hệ thống của ngành này đã vào cuộc, nhiều cán bộ liên ngành đã làm việc quên mình vì nhân dân (Ảnh: Quốc Chính). |
Bộ trưởng Dung cho biết: Anh em trong ngành cùng với các ngành chức năng làm ngày, làm đêm, thứ bảy, chủ nhật, thậm chí nhóm liên ngành anh em giúp việc hầu như làm cả đêm với tinh thần "người dân đang đói, cán bộ đừng nghĩ về nhà". Nếu chúng ta để người dân đói là chúng ta có tội với dân.
Theo ông Dung, tuân thủ đúng như tinh thần mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói là không được để ai thiếu ăn, thiếu mặc. Nên những người làm công tác hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch sớm quán triệt rất kỹ vì vậy các chính sách này theo chúng tôi triển khai rất nhanh.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH nhấn mạnh là vấn đề hỗ trợ toàn diện, chính sách mới và áp lực phải làm nhanh nên cán bộ ngành lao động, thương binh và xã hội rất cố gắng.
"Chỉ trừ những việc vượt luật thì bắt buộc phải để lại, còn những thủ tục gì, những hồ sơ, giấy tờ gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì báo cáo Chính phủ cho sửa ngay", ông Dung nêu.
Nói về khó khăn vướng mắc, Bộ trưởng Dung cho rằng: Các thủ tục, quy định trong Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 hiện ở mức độ thông thoáng nhất có thể, không thể thông thoáng hơn được nữa.
Bộ trưởng nêu 4 cái dễ để thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng trong chính sách hỗ trợ cho người dân trong đại dịch là: dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm và dễ thụ hưởng.
"Với Nghị quyết 116, người lao động không được kê khai gì, tự động bảo hiểm chuyển tiền vào tài khoản người được hưởng...", Bộ trưởng Dung nhấn mạnh. |
Chính vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện Nghị quyết 68, phát hiện chỉ có 2 điều vướng mắc ở Bình Dương và vướng mắc xác định thủ tục thuế; sau đó Thủ tướng và Chính phủ cho phép sửa ngay bằng Nghị quyết 126, sửa Quyết định 23 bằng Quyết định 33.
Ông Dung lấy ví dụ ở một số nơi, cán bộ còn máy móc, cứng nhắc. Đơn cử như chỉ có việc hỗ trợ cho người F0, trẻ em tiền ăn là 80.000 đồng/người, có địa phương kiến nghị Bộ trưởng tới 3 trang giấy, toàn nêu vướng mắc.
"Hôm giao ban, tôi nói: Các đồng chí cứ làm đi, nếu như F0 và trẻ em ăn mà ai không thanh toán, tôi chịu trách nhiệm, bấy giờ địa phương mới cho thanh toán", Bộ trưởng kể.
Theo ông Dung, có hiện tượng một số cán bộ địa phương sợ sai, sợ trách nhiệm nên muốn đủ hướng dẫn mới làm.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho rằng: Về cơ bản thủ tục đến giờ là thông thoáng, đảm bảo chặt chẽ rồi, không làm hơn và cũng không thể rút ngắn hơn được nữa.
Trả lời các câu hỏi về tiến độ thực hiện các gói hỗ trợ người dân chịu tác động bởi đại dịch của đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc và việc cử tri phàn nàn thủ tục còn rườm rà, khó khăn của đại biểu Dương Minh Ánh, đoàn Hà Nội nêu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng: Về cơ bản, các chính sách triển khai công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn.
Ông Dung nêu bật con số, qua 3 nhóm chính sách vừa qua triển khai, cho đến giờ này chúng ta đã giải ngân khoảng 60.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, sau 4 tháng, các chính sách của chúng ta thực hiện còn điều này, điều kia nhưng cơ bản các chính sách này đang đi đúng hướng và hiệu quả, thiết thực ở cơ sở, được dư luận xã hội cũng như người thụ hưởng đồng ý.
Theo Dân trí
-
Cơ chế giá trần sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cải thiện lợi nhuận
-
3.000 người chạy bộ gây quỹ cho người nghèo
-
Đảm bảo cung cấp đầy đủ và an toàn các nguồn điện
-
Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn vào sáng mai (4/6)
-
Đại biểu Quốc hội đưa ra giải pháp để người dân hiểu rõ về thị trường carbon
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng