Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ trưởng Công Thương: 99% thuế về 0% nếu ký FTA với EU

11:13 | 29/06/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 4-6% một năm trong 10 năm đầu.

Trả lời báo chí ngày 28/6, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, nếu tranh thủ được cơ hội kinh tế khi ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cùng với cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, Việt Nam sẽ nâng cao được chất lượng tăng trưởng.

- Việt Nam và EU vừa kết thúc đàm phán, kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA. Các bước triển khai tiếp theo để chính thức ký hiệp định là gì, thưa ông?

- Chúng ta vừa kết thúc rà soát pháp lý và đạt được thoả thuận về Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) - hiệp định mới về bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước, nhà đầu tư được tách riêng khỏi FTA với EU.

Để FTA với EU được ký kết và phê chuẩn thì vẫn còn nhiều việc phải làm, trong đó Việt Nam phải chứng minh được khả năng thực thi các tiêu chuẩn cao, trong đó có vấn đề liên quan tới phát triển bền vững, kiểm dịch động thực vật và đánh bắt cá trái phép... Chúng tôi kỳ vọng EVFTA sẽ được ký vào cuối năm nay và kịp phê chuẩn vào đầu năm 2019.

Với Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), quá trình phê chuẩn có thể sẽ lâu hơn vì còn cần tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn thì mới có hiệu lực.

bo truong cong thuong 99 thue ve 0 neu ky fta voi eu
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: H.T

- Việt Nam được coi là nền kinh tế mở, hướng tới xuất khẩu. Tác động của EVFTA với khía cạnh này ra sao, thưa ông?

- Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn 99% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể. Các mặt hàng trước đây ta chưa thể xuất khẩu do hàng rào thuế quan còn cao, giờ cũng sẽ có thể tiếp cận được thị trường EU với giá cả cạnh tranh hơn.

Theo tính toán, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 4-6% một năm trong 10 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Nếu FTA với EU có hiệu lực vào năm 2019 thì xuất khẩu vào thị trường này sẽ tăng thêm 16 tỷ USD ngay trong 1-2 năm đầu tiên. Tới 2028, số tăng thêm là 75-76 tỷ USD.

Riêng với dệt may, EVFTA có thể giúp xuất khẩu tăng thêm được 1,54 tỷ vào năm 2023 và 5,82 tỷ USD vào 2028. Đây là những con số rất có ý nghĩa bởi theo tính toán chung, cứ 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra được khoảng 250.000 việc làm trực tiếp.

Ngược lại với EU thì lợi ích thu được cũng rất rõ ràng, EVFTA sẽ làm tăng thu nhập quốc dân của khu vực này trong dài hạn khoảng 29,5 tỷ euro.

- Vậy với doanh nghiệp Việt, họ sẽ được hưởng lợi gì khi hiệp định này được ký kết?

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA) là hiệp định chất lượng cao với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu.

99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu khi xuất sang EU ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau lộ trình ngắn. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã ký cho tới nay.

Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Tuy nhiên, thời gian tới, khi Việt Nam đạt đến trình độ phát triển kinh tế nhất định thì GSP sẽ không còn nữa. Nếu FTA với EU không có hiệu lực sớm, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh ở thị trường này.

Điểm nổi bật nhất trong quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung lẫn nhau mạnh mẽ, có rất ít lĩnh vực hai bên cạnh tranh đối đầu, nên nếu biết cách khai thác, lợi ích kinh tế, thiết thực mà hiệp định này mang lại rất lớn.

Về thu hút đầu tư, EU là đối tác kinh tế thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Những dòng đầu tư lớn từ EU vào Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, nông sản..., cùng với CPTPP sẽ tạo ra sức hút và môi trường thu hút lớn cho đầu tư, hình thành chuỗi giá trị mới.

- Còn đâu sẽ là thách thức FTA với EU đem lại cho kinh tế Việt Nam, thưa ông?

- Đúng là trong hội nhập kinh tế quốc tế, gồm cả việc ký kết các FTA, luôn có những tác động nhiều chiều, có lợi ích thì cũng có cả thách thức.

Chúng tôi không nhìn tác động của EVFTA hoàn toàn dưới góc độ tích cực, rõ ràng là có áp lực cạnh tranh trong ngành chăn nuôi, công nghiệp ôtô... nhưng những áp lực này đều đã có trong các FTA khác. Quan trọng, chúng ta hãy nhìn dưới góc độ tích cực để khai thác tốt các lợi thế, cạnh tranh. Nếu tổ chức không tốt, việc thực thi sẽ lãng phí cơ hội, ưu đãi từ hiệp định này.

- Với thoả thuận vừa đạt được về bảo hộ đầu tư (IPA), EU đưa ra yêu cầu sửa đổi ra sao với một số quy định mang tính bảo hộ sản xuất trong nước, như Nghị định 116 về phát triển công nghiệp ôtô, thưa ông?

- Sau khi được tách ra khỏi EVFTA, nội hàm IPA còn khoảng 5-7 vấn đề chủ yếu về kỹ thuật. Tại phiên làm việc ngày 25/6 với lãnh đạo EU, các vấn đề tồn tại trên đều đã đạt được thoả thuận.

Tuy chưa đi vào những vấn đề cụ thể như quy định tới công nghiệp sản xuất ôtô, song quá trình đàm phán chúng tôi cũng tập trung giải quyết những yêu cầu này để đảm bảo lợi ích, quyền lợi nhà đầu tư.

Về Nghị định 116, mục tiêu xây dựng quy định này nhằm đảm bảo môi trường bình đẳng giữa doanh nghiệp sản xuất ôtô và nhà nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cũng như lợi ích người tiêu dùng. Sau khi ban hành, nhiều ý kiến phàn nàn từ các đối tác, doanh nghiệp về nội dung nghị định này.

Một số quy định cụ thể liên quan tới Nghị định 116 đang là chủ đề tranh cãi đang được giới chuyên gia, nhà quản lý xem xét, rà soát kỹ trước khi báo cáo Chính phủ.

Hiện Bộ Giao thông vận tải tiếp thu, rà soát và xem xét lại để đảm bảo yêu cầu mục đích vừa phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, lợi ích người tiêu dùng và nguyên tắc chung, cơ bản của hội nhập.

- Việt Nam sẽ phải sửa đổi thể chế ra sao để thích ứng với những điều kiện của EVFTA nếu hiệp định này thực thi?

- Hiện chưa có con số rà soát cụ thể, nhưng những rà soát pháp lý của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang hoàn thiện sẽ là nền tảng cơ bản của EVFTA triển khai sau này.

Ngoài sửa luật, văn bản pháp luật, phía EU còn quan tâm tới môi trường, năng lực thực thi khi hiệp định này có hiệu lực. Cụ thể, liên minh châu Âu quan tâm tới 3 lĩnh vực là điều kiện công đoàn, lao động; chống đánh bắt cá trái phép và môi trường, phát triển bền vững. Những vấn đề này vừa qua chúng ta đã có nỗ lực cải thiện và được phía EU đánh giá cao.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt gần 51 tỷ USD năm 2017, tăng 12 lần từ năm 2000. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 13,6 lần, từ 2,8 tỷ lên trên 38,3 tỷ USD và nhập khẩu tăng hơn 9 lần, từ 1,3 tỷ lên 12,1 tỷ USD.

Hết tháng 4/2018, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt 17,34 tỷ USD, tăng 14,91% so với năm 2017, trong đó xuất khẩu đạt 13,36 tỷ USD, nhập khẩu gần 4 tỷ USD. Đức và Hà Lan là 2 thị trường có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD của Việt Nam, lần lượt 2,33 tỷ và 2,25 tỷ USD.

VnExpress.net