Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn
Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng xuất hiện với mức độ ngày càng dày đặc, triều cường và nước biển dâng tại miền Nam, tiêu thụ nông sản, thu nhập cho người nông dân, làm sao để giữ người nông dân ở lại ruộng đồng... là hàng loạt những vấn đề “nóng” được ĐBQH quan tâm tại phiên chất vấn này.
Nhiều ĐBQH cho rằng, trách nhiệm khi để xảy ra lũ lụt cần được xác định rõ ràng. Theo yêu cầu của Quốc hội, sau khi rà soát, Chính phủ đã loại ra hơn 400 dự án thủy điện. Tuy nhiên vùng hạ du bây giờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thủy điện xả lũ bừa bãi, vô trách nhiệm. Nhưng nguyên nhân do đâu, thuộc về ai thì không rõ, không thậm chí cả thông báo chứ chưa nói đến chuyện đền bù cho dân cả. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như thế này, không biết đến ngày nào người dân ở vùng hạ du mới có cuộc sống ổn định.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.
ĐBQH kiến nghị phải tiếp tục rà soát lại hơn 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ còn lại. Đặc biệt phải quy trách nhiệm rõ ràng, nếu không nguy cơ sẽ có nguy cơ lập lại tình trạng lũ lụt. Ở đây có trách nhiệm của người phê duyệt dự án, chủ đầu tư và phải đền bù nếu gây thiệt hại cho người dân vùng lũ. Tới đây khi ban hành nghị quyết về thủy điện, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ chuẩn bị kỹ, trong đó có yêu cầu làm rõ trách nhiệm. Nếu cứ trả lời chất vấn chung chung thì sẽ không đi đến đâu cả.
Đối với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi. Trong đó những vấn đề bức thiết hiện nay như tình hình sản xuất không có lối ra, tác động và ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân trong điều kiện kinh tế thế này. Vấn đề này Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời một lần rồi nhưng những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân vẫn còn nhiều điều cần phải làm rõ.
Nội dung xoay quanh việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng việc chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, chuyển đổi giống cây trồng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo, tạm trữ cà phê; Trách nhiệm trong việc chậm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng.
Về nông nghiệp và phát triển nông thôn, về cơ cấu ngành và tái cơ cấu sản phẩm, ngành nông nghiệp các địa phương đã rà soát, bổ sung các quy hoạch phù hợp với thị trường gắn với bảo vệ môi trường, phát huy lợi thế địa phương…
Qua đó đã phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; hoàn thiện thể chế cho phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường; tăng cường hợp tác liên kết, đảm bảo hài hòa lợi ích, xây dựng các vùng chuyên doanh quy mô lớn… Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân đảm bảo an toàn sau quy hoạch; giúp người dân tiêu tụ lúa gạo, thủy sản.
Đặc biệt, phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn bước đầu đã mang lại kết quả thiết thực, đời sống người dân được cải thiện. Việc cung ứng giống, phân bón cũng dần đi vào ổn định. Mô hình này đang được nghiên cứu áp dụng với một số cây trồng chủ lực khác.
Về quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, Chính phủ đã trình QH Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, đang hoàn thiện để trình dự án Luật Thú y, rà soát, tăng cường các biện pháp quản lý giá, vật tư đầu vào cho nông nghiệp; xây dựng đề án sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, giết mổ an toàn, hỗ trợ một số tỉnh trọng điểm xây dựng mô hình chuỗi sản phẩm an toàn và đang tập huấn cho các địa phương.
Được biết, Bộ trưởng các bộ Y tế, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia giải trình các vấn đề có liên quan.
Trước đó, trong giờ làm việc buổi sáng (19/11), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp này.
Lê Tùng
-
Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp và phi nông nghiệp
-
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào ngày 30/11
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng