Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ Tài chính nói về nội dung dự án Luật thuế TNDN sửa đổi

16:44 | 27/03/2013

775 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội và để tạo sự đồng thuận trong xã hội, Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng về những nội dung chính trong dự án Luật này.

 

Giảm thuế TNDN là xu hướng chung trong khu vực nhằm thu hút đầu tư.

Thông tin với báo chí ngày 27/3, đại diện Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế TNDN năm 2008 (có liệu lực từ 01/01/2009) qua 4 năm thực hiện đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành Luật. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật thuế TNDN hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế không theo kịp sự vận động của thực tiễn.

Chính vì vây, để khắc phục những bất cập như nêu trên, đảm bảo đơn giản hoá chính sách, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế và thực hiện giảm dần mức động viên theo Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN.

Quan điểm, mục tiêu sửa đổi bổ sung của dự án Luật này là nhằm duy trì mục tiêu dài hạn đã đặt ra của Luật thuế TNDN, sửa đổi những vấn đề bất cập với thực tế, đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần nâng cao tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Liên quan tới những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật, đại diện Bộ Tài chính cho biết, dự án Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 10/20 điều của Luật hiện hành, gồm 8 nhóm vấn đề với 18 nội dung, trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu là về thuế suất, về ưu đãi thuế, về thu nhập miễn thuế và thu nhập chịu thuế, về các khoản chi được trừ, không được trừ,... Cụ thể:

Về thu nhập được miễn thuế, Bộ Tài chính cho biết: Để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với quy định của các pháp luật liên quan, khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn vào lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, dự thảo Luật bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với một số khoản thu nhập như:

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của DN được cấp chứng chỉ. Việc bổ sung quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp xu thế tiến bộ của thế giới và khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ mới thân thiện với môi trường (dự án CDM).

Thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước của Ngân hàng phát triển Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội: Việc bổ sung quy định này là để đảm bảo chính sách minh bạch, rõ ràng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và cơ sở pháp lý trong thực hiện.

Phần thu nhập không chia dùng để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Quy định này nhằm đảm bảo minh bạch chính sách.

Về khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, Bộ Tài chính khẳng định: Việc điều chỉnh này là nhằm phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Về thuế suất, dự án Luật điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23%, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất từ 25% xuống còn 20% áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng).

Việc đề xuất giảm thuế suất như nêu trên căn cứ cơ sở thực tiễn, phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới và cũng là một bước thực hiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020.

Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn, dễ chịu tác động, ảnh hưởng trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế cần có biện pháp tháo gỡ kịp thời, bên cạnh đó cũng là loại hình doanh nghiệp thu hút phần lớn lực lượng lao động, tạo việc làm cho xã hội cũng như là cơ sở hình thành, phát triển thành doanh nghiệp lớn trong tương lai. Đây là cơ sở để xem xét việc điều chỉnh thuế suất xuống mức 20% đối với nhóm đối tượng này.

Theo lý giải của Bộ Tài chính thì, tuy kết quả 4 năm thực hiện Luật và so sánh với các nước cho thấy mức thuế suất phổ thông 25% là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực (bằng với Trung Quốc). Điều này thể hiện ở khía cạnh số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động hàng năm đều năm sau tăng so với năm trước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam tăng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy gần đây các nước có xu thế cải cách thuế theo hướng giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư, ví dụ Malaysia, từ năm 2005 đến 2009 đã 3 lần điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông, mỗi lần giảm 1% (từ 28% năm 2005 xuống 25% năm 2009). Thái Lan qua các lần điều chỉnh thuế suất phổ thông cũng đã giảm từ mức 30% năm 2005 xuống còn 23% năm 2012.

So với các nước trong khu vực và thế giới thì mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 23% (riêng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chỉ còn 20%) là mức tương đối thấp, đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư.

Về ưu đãi thuế, bên cạnh việc điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông, trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá 04 năm thực hiện Luật và rà soát các quy định về ưu đãi thuế TNDN tại các văn bản pháp luật chuyên ngành, dự thảo Luật đã bổ sung thêm lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi (ngoài các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo Luật thuế TNDN hiện hành).

Theo lý giải của Bộ Tài chính thì, việc bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với các lĩnh vực như nêu trên sẽ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; việc bổ sung ưu đãi thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển các lĩnh vực này, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn, miền núi.

Việc bổ sung vào diện ưu đãi thuế ở mức cao đối với các lĩnh vực bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghệ sinh học, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải, tiết kiệm năng lượng,... để hướng tới phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...

Thanh Ngọc