Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ GD&ĐT mời người ngoài ngành vào… viết sách

16:11 | 23/04/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chỉ đạo 7 trường đại học sư phạm trọng điểm đóng góp xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới đào tạo lại giáo viên nhằm đáp ứng chương trình SGK mới.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Vinh Hiển thì chương trình đổi mới sách giáo khoa sẽ tiến hành theo lộ trình.

Cụ thể được chia làm ba giai đoạn: Từ tháng 4/2015 đến 6/2016, tập trung ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Từ tháng 7/2016 đến 2018 ban hành bộ SGK bắt đầu từ lớp 1, lớp 6, lớp 10. Giai đoạn từ tháng 7/2018 đến 2019 thực hiện lộ trình cuốn chiếu mỗi năm triển khai SGK mới.

Dự kiến đến năm 2023 chương trình SGK mới được giảng dạy trong tất cả các trường THPT.

Bộ SGK mới sẽ chú trọng hơn đến các hoạt động trải nghiệm, thông qua các hành vi ứng xử hằng ngày để đánh giá đạo đức, kỹ năng học sinh. Đồng thời đáp ứng được sự phân hóa rõ thể hiện qua các giai đoạn là giai đoạn cơ bản và giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển

Từ cách phân rõ theo từng giai đoạn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hy vọng khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đã trang bị được những kiến thức nền tảng, các kỹ năng trải nghiệm xã hội… Để đảm bảo, khi học xong chương trình THCS là các em có thể tự ra ngoài đời để kiếm sống thay vì phải học hết chương trình lớp 12 như trước đây.

Tuy nhiên cho đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa tìm được ai có thể “cầm trịch”. Bởi Đề án đổi mới SGK này rất cần một người tổng chủ biên có nhiệm vụ điều hành, thống nhất cả quy trình. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tích cực xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để công khai mời cả những người ngoài ngành tham gia vào quy trình viết SGK.

Việc lựa chọn đội ngũ làm sách sẽ dựa trên 3 tiêu chí: Trước hết người xây dựng chương trình, SGK phải là người có phẩm chất, giỏi khoa học và có năng lực sư phạm. Ngoài ra, người viết SGK cũng phải am hiểu về giáo dục phổ thông, có năng lực thực tiễn, có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông được thừa nhận.

Như vậy, Bộ Giáo dục  và Đào tạo sẵn sàng mời nhiều người ở nhiều lực lượng đủ tiêu chí tham gia vào việc viết SGK, trong đó có cả lực lượng giáo viên phổ thông. Đồng thời Bộ sẽ bố trí một lực lượng giáo viên nhất định vào hội đồng thẩm định và lấy ý kiến cho SGK mới. 

Huyền Anh (Năng lượng Mới)