Bộ GD chỉ đạo tránh quá tải cho học sinh lớp 1
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh và giáo viên phản ánh, chương trình SGK tiếng Việt lớp 1 mới triển khai được một tháng nhưng khá nặng, nhịp độ dạy nhanh khiến học sinh tiếp thu không kịp.
Ở chương trình cũ, mỗi ngày học Tiếng Việt, tức hai tiết, các em chỉ cần nắm hai âm mới cùng với 4 từ đơn giản và một câu ngắn gọn.
Trong khi đó có những bộ sách mới, bài đọc dài, khoảng 3 câu. Chưa kể đến, việc học các âm ghép như “nh”, “ng” hay “ngh” được đẩy lên đầu.
Có bộ sách chưa đến một tháng, học sinh phải học hết bảng chữ cái trong khi theo quy định, học sinh không được học trước chữ cái.
Với đặc trưng SGK như vậy, nhiều người lo ngại phải dạy chữ trước, nếu không, học sinh không thể theo kịp chương trình.
Học sinh học chương trình lớp 1 mới năm 2020. |
Liên quan đến điều này, chiều tối 5/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT kí văn bản gửi các Sở thực hiện một loạt các giải pháp để triển khai hiệu quả chương trình, tránh quá tải cho học sinh lớp 1.
Theo Bộ GD&ĐT, ngay sau khai giảng năm học mới, Bộ đã tiến hành kiểm tra, khảo sát ở một số địa phương và nhận biết các trường đã xây dựng trong kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực hiện của trường.
Các giáo viên dạy lớp 1 đã được áp dụng đầu tiên các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển chất lượng, năng lực học sinh.
Tuy nhiên, theo phản hồi của một số giáo viên, cha mẹ học sinh, chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gặp khó khăn trong tổ chức dạy và học.
Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch chương trình lớp 1 giữa các môn sao cho không cho quá tải.
Giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ở lớp học, không giao thêm bài tập về nhà.
Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch chương trình lớp 1 giữa các môn sao cho không cho quá tải, không giao bài tập về nhà. |
Thời khoá biểu cần hợp lý tỷ lệ an toàn giữa các môn và hoạt động giáo dục, bổ sung phân tích về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học, đặc biệt đặc biệt là học sinh lớp 1.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu địa phương chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn và tăng cường trao đổi thông tin với phụ huynh về chương trình mới để cùng đồng hành.
Các nhà trường tăng cường thời gian, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo viên trong công trình bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
Theo Bộ GD&ĐT, các Sở cần tăng cường nắm bắt thông tin phản hồi từ các nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp ý kiến phản ánh về Bộ GD&ÐT trong quá trình thực hiện chương trình mới.
Theo Dân trí
dantri.com.vn
-
Hà Nội: Học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 22/8
-
Hà Nội chưa đề xuất phương án cho học sinh lớp 1-6 của 12 quận học trực tiếp
-
Kiểm tra định kỳ với học sinh lớp 1, 2 bằng hình thức trực tiếp
-
Học sinh lớp 1, 2 học bài trên 3 kênh truyền hình quốc gia
-
Không tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ với lớp 1, lớp 2 khi học online
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam